Kiến thức chung
Đang cập nhật
23/10/2023
3500 lượt xem
[Tổng hợp] Cải tạo nhà cũ: Quy trình, phương án, kinh nghiệm & báo giá

Cải tạo nhà cũ là biện pháp nâng cấp không gian sống trở nên mới mẻ, tiện nghi và có tính thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều chủ nhà còn băn khoăn về quy trình, phương án, giá cả,... của việc cải tạo nhà. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp cho chủ nhà đầy đủ các thông tin liên quan đến cải tạo nhà cũ.

1. Khi nào nên cải tạo nhà cũ?

Không phải căn nhà nào cũng phù hợp để cải tạo. Nếu căn nhà chỉ xuống cấp nhẹ, chủ nhà có thể lựa chọn phương án cải tạo, nhưng nếu căn nhà đã quá tồi tàn, chủ nên chọn phương án xây mới. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp chủ nhà xác định căn nhà nên cải tạo hay xây mới:

1 - Dấu hiệu cho biết căn nhà cần được xây mới

  • Căn nhà cũ đã bị xuống cấp trầm trọng, có nhiều vị trí bị mục nát, thấm dột, bung vữa, thép chịu lực bị lộ ra ngoài,... và nếu thay đổi công năng, thì sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu căn nhà.
  • Chi phí cải tạo căn nhà cao hơn hoặc bằng chi phí xây mới một căn nhà tương đương.
  • Mong muốn về thời gian sử dụng nhà lâu (khoảng từ 25 - 30 năm hoặc lớn hơn), nhưng việc cải tạo chỉ có thời gian sử dụng ngắn khoảng 5 - 10 năm.

Vì vậy, để đảm bảo sự an toàn, bền vững của công trình cũng như tối ưu chi phí, chủ nhà nên lựa chọn phương án xây nhà mới.

Căn nhà cấp 4 đã bị xuống cấp trầm trọng và chủ nhà mong muốn có được một ngôi nhà cao tầng, khang trang, hiện đại thì chủ nhà nên chọn phương án xây mới
Căn nhà cấp 4 đã bị xuống cấp trầm trọng và chủ nhà mong muốn có được một ngôi nhà cao tầng, khang trang, hiện đại thì chủ nhà nên chọn phương án xây mới

2 - Dấu hiệu cho biết nên cải tạo căn nhà

  • Nhà cũ đã bị xuống cấp như lớp có sơn nhạt màu, bong tróc,... nhưng kết cấu khung nhà vẫn còn chắc chắn.
  • Nhà cũ có phong cách thiết kế đã lỗi thời, không còn phù hợp với sở thích của chủ nhà
  • Diện tích của căn nhà cũ không đủ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình và chủ nhà muốn mở rộng bằng cách cơ nới hoặc nâng tầng
  • Nhà cũ bị thiếu sáng, chật chội và chủ nhà muốn thay đổi không không gian sống trở nên rộng rãi và thoáng mát hơn bằng cách bố trí lại công năng, vị trí các phòng,...

Nếu căn nhà cũ của chủ nhà thuộc những tình huống như trên, chủ nhà nên chọn phương án cải tạo nhà để tiết kiệm chi phí, thời gian mà hiệu quả đem lại cũng không hề kém cạnh so với xây mới.

Căn nhà cũ được cải tạo thành không gian mới rộng rãi, hiện đại và đầy đủ tiện nghi
Căn nhà cũ được cải tạo thành không gian mới rộng rãi, hiện đại và đầy đủ tiện nghi

2. Quy trình cải tạo nhà cũ

Nếu căn nhà đủ điều kiện để cải tạo, chủ nhà sẽ cần nắm rõ quy trình cải tạo nhà cũ để có sự chuẩn bị tốt nhất cũng như giúp quá trình diễn ra suôn sẻ. Quy trình cải tạo sửa chữa nhà cũ có 10 bước, cụ thể:

Bước 1: Xác định rõ mục đích và ngân sách cải tạo nhà cũ

Chủ nhà cần nắm rõ mục đích cải tạo nhà, chẳng hạn như mở rộng diện tích, phục vụ kinh doanh, thay đổi phong cách,... Từ đó, chủ nhà có thể dễ dàng tham khảo, dự trù một số hạng mục cần cải tạo và xác định được ngân sách cần chi.

Bước 2: Lựa chọn nhà thầu thi công

Nhà thầu thi công là đơn vị chịu trách nhiệm về việc xây dựng, lắp đặt, hoàn thiện và bàn giao công trình theo yêu cầu của chủ nhà. Họ có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, tiến độ và chi phí của dự án.

Vì vậy, khi lựa chọn nhà thầu thi công cải tạo nhà cũ, chủ nhà nên chọn nhà thầu thi công uy tín và đáng tin cậy, cụ thể:

  • Nhà thầu thi công cần có năng lực chuyên môn cao, đã từng thực hiện các dự án cải tạo nhà cũ thành công
  • Quy trình làm việc cần minh bạch và có chính sách bảo hành, bảo trì cụ thể, rõ ràng
  • Có nhiều đánh giá tốt từ các khách hàng cũ
  • Báo giá thi công cải tạo nhà cũ của nhà thầu cần phù hợp với ngân sách của chủ nhà
Để đảm bảo chất lượng công trình cải tạo, chủ nhà nên tìm kiếm đơn vị nhà thầu uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm và có mức chi phí hợp lý
Để đảm bảo chất lượng công trình cải tạo, chủ nhà nên tìm kiếm đơn vị nhà thầu uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm và có mức chi phí hợp lý

Bước 3: Khảo sát hiện trạng nhà cũ

Sau đó, chủ nhà và nhà thầu thi công sẽ có buổi hẹn để khảo sát hiện trạng nhà cũ. Một số hạng mục quan trọng khi khảo sát hiện trạng nhà cũ như:

  • Kết cấu chịu lực của các hệ thống móng, dầm, cột,...
  • Tình trạng ẩm mốc của các mảng tường/trần nội và ngoại thất hay sân thượng, nhà vệ sinh,...
  • Hệ thống đường điện - nước và hệ thống cửa ra vào, cửa sổ
  • Các vấn đề về thoát hơi, rò rỉ nước nước từ mái nhà,... tại vị trí giáp ranh với nhà hàng xóm,...
Đơn vị thi công sẽ đến khảo sát hiện trạng căn nhà và đưa ra những phương án cải tạo phù hợp
Đơn vị thi công sẽ đến khảo sát hiện trạng căn nhà và đưa ra những phương án cải tạo phù hợp

Bước 4: Lựa chọn phong cách thiết kế và hoàn thiện bản vẽ thiết kế

Chủ nhà nên chia sẻ rõ yêu cầu cải tạo nhà (thay đổi diện mạo, tăng diện tích sử dụng,...) và những phong cách thiết kế mong muốn cho nhà thầu. Từ đó, dựa trên nhu cầu, phong cách và hiện trạng căn nhà, nhà thầu sẽ tổng hợp và đưa ra cho  chủ nhà bản vẽ thiết kế tối ưu nhất.

Khi nhận được bản vẽ thiết kế hoàn thiện, chủ nhà cần đánh giá kỹ lưỡng bản thiết kế theo một số tiêu chí như:

  • Phù hợp với khung nhà cũ: Bản thiết kế căn nhà mới cần phải phù hợp với kết cấu chịu lực của căn nhà cũ, nếu không, nhà thầu cần phải đưa ra các biện pháp gia cố phù hợp.
  • Yếu tố thẩm mỹ: Thiết kế căn nhà mới cần phải có tính thẩm mỹ cao và phù hợp với phong cách mà chủ nhà mong muốn.
  • Công năng sử dụng: Bản thiết kế nhà mới cần phải bố trí công năng sử dụng phù hợp và nên tận dụng tốt đa diện tích căn nhà.
  • Khả năng đón sáng: Bản thiết kế cần bố trí kích thước cửa sổ, cửa ra vào sao cho phù hợp để căn nhà có khả năng đón sáng tối ưu.
  • Khả năng chống nóng: Nếu căn nhà có mặt tiền đón nắng là hướng Tây, bản thiết kế cần đảm bảo có đủ các thiết bị chắn nắng, vật liệu xây dựng phù hợp.
  • Chi phí cải tạo: Bản thiết kế không nên vượt quá ngân sách và đánh giá xem nên cắt bỏ hạng mục hay thay đổi hạng mục nào để tiết kiệm chi phí.

Nếu bản thiết kế đảm bảo các tiêu chí trên, chủ nhà có thể chuyển sang các bước tiếp theo. Ngược lại, chủ nhà có thể trao đổi thêm với nhà thầu về những điểm chưa ưng ý để họ điều chỉnh, thay đổi.

Lựa chọn phong cách thiết kế và hoàn thiện bản vẽ thiết kế với đơn vị nhà thầu
Lựa chọn phong cách thiết kế và hoàn thiện bản vẽ thiết kế với đơn vị nhà thầu

Bước 5: Chuẩn bị hồ sơ, giấy phép xin cải tạo nhà ở

Nếu căn nhà cũ thuộc diện cải tạo:

  • Thay đổi kết cấu chịu lực (như nâng tầng)
  • Thay đổi công năng sử dụng (như cải tạo sửa chữa nhà để kinh doanh, làm văn phòng, cho thuê,...)

Chủ nhà cần tiến hành nộp đơn xin giấy cấp phép cải tạo nhà kèm hồ sơ thiết kế cải tạo nhà, bản vẽ hiện trạng & ảnh hiện trạng tại Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi có nhà ở cần cải tạo. Ngược lại, nếu chủ nhà chỉ sửa chữa nhà cũ ở các hạng mục như sửa đường ống nước, khắc phục thấm dột trần,... thì không cần xin giấy phép cải tạo nhà.

Chuẩn bị hồ sơ, giấy phép xin cải tạo nhà ở
Chuẩn bị hồ sơ, giấy phép xin cải tạo sửa chữa nhà ở

Bước 6: Đóng gói và vận chuyển đồ đạc

Tiếp đó, khoảng 1 tuần trước khi chuyển đến nơi ở tạm thời, chủ nhà cần đóng gói và vận chuyển đồ đạc. Đối với các món đồ cá nhân, có giá trị, chủ nhà nên tự đóng gói. Đối với các thiết bị điện tử và nội thất lớn hơn, chủ nhà nên nhờ đơn vị chuyên vận chuyển.

Đóng gói và vận chuyển đồ đạc
Đóng gói và vận chuyển đồ đạc

Bước 7: Tháo dỡ các hạng mục đã xuống cấp

Sau khi làm trống mặt bằng, một số hạng mục sẽ được tháo dỡ trước cải tạo như: dỡ bỏ lớp trát tường cũ, tháo sàn gạch, tháo dỡ mái nhà hoặc thay thế trần nhà,…

*Lưu ý: Tùy tình trạng của công trình, các hạng mục để tháo dỡ sẽ khác nhau.

Tháo dỡ các hạng mục đã xuống cấp để chuẩn bị cải tạo
Tháo dỡ các hạng mục đã xuống cấp để chuẩn bị cải tạo

Bước 8: Chuẩn bị vật tư và nguồn điện nước phục vụ quá trình thi công

Chủ nhà nên kiểm tra tất cả các vật tư đầu vào và đảm bảo chúng cần phải đúng so với bản thiết kế. Cụ thể các vật liệu phải có nguồn gốc, chủng loại, mã sản phẩm, màu sắc, số lượng,... đúng so với bản thiết kế, hợp đồng. Ngoài ra, nếu không có quá nhiều kinh nghiệm, chủ nhà nên phối hợp với nhà thầu uy tín hoặc thuê giám sát thi công để kiểm tra các hạng mục trên.

Bên cạnh đó, trong quá trình thi công cải tạo nhà cũ, chủ nhà cần đảm bảo nguồn điện và nước để đội thi công có thể vận hành máy móc, thắp sáng, tô trát tường hay vệ sinh mặt bằng.

Chuẩn bị vật tư và nguồn điện nước phục vụ quá trình thi công
Chuẩn bị vật tư và nguồn điện nước phục vụ quá trình thi công

Bước 9: Tiến hành cải tạo nhà

Sau khi đã hoàn tất thủ tục xin giấy phép cải tạo, vận chuyển đồ đạc, chuẩn bị vật tư xây dựng, chủ nhà sẽ tiến hành thi công cải tạo nhà. Quy trình cải tạo nhà cũ thường được tiến hành theo 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Tháo dỡ các hạng mục đã xuống cấp như dỡ bỏ lớp trát tường cũ, tháo sàn gạch, tháo dỡ mái nhà hoặc thay thế trần nhà…
  • Giai đoạn 2: Tiến hành thi công, cải tạo phần thô như tường, trần, sàn, đường ống điện nước & các khu vực xuống cấp theo thiết kế cải tạo mới
  • Giai đoạn 3: Bài trí nội thất
Cải tạo đường dây điện, xử lý phần tường ẩm mốc và lắp đặt đồ nội thất
Cải tạo đường dây điện, xử lý phần tường ẩm mốc và lắp đặt đồ nội thất

Bước 10: Nghiệm thu và bàn giao nhận nhà

Sau khi căn nhà cũ được cải tạo xong, chủ nhà sẽ tiến hành nghiệm thu và kiểm tra từng hạng mục cải tạo, bằng cách đo đạc, dùng thử và kiểm tra chất lượng,... Nếu không có sai sót, chủ nhà sẽ dọn đồ về ngôi nhà mới và nhận bàn giao nhà.

Ngoài ra, nếu sau 1 năm bảo hành, bảo trì mà vẫn có sự cố, nhà thầu sẽ vẫn bảo hành và sửa chữa cho chủ nhà.

Nghiệm thu công trình và nhận nhà
Nghiệm thu công trình và nhận nhà

Để tìm hiểu chi tiết về quy trình thi công cải tạo nhà cũ, chủ nhà có thể đọc thêm bài viết “Quy trình thi công cải tạo nhà phố MỚI NHẤT 2023”.

3. Phương án cải tạo nhà cũ theo từng kiểu nhà khác nhau

Tùy vào từng kiểu dáng và đặc điểm của mỗi căn nhà, chủ nhà sẽ có những phương án cải tạo khác nhau. Dưới đây là 3 kiểu nhà phổ biến và phương án cải tạo cho từng kiểu nhà mà chủ nhà có thể tham khảo:

3.1. Cải tạo nhà nhỏ

Cải tạo nhà nhỏ để mở rộng không gian rộng rãi và thoáng đãng hơn là ước muốn của nhiều chủ nhà. Để giải quyết bài toán này, hãy cùng Xây Tổ Ấm tìm hiểu về các đặc điểm của loại nhà này và khám phá các biện pháp cải tạo nhà phù hợp nhé.

1 - Đặc điểm nhà nhỏ

Nhà nhỏ là những ngôi nhà có diện tích dưới 30m2. Những căn nhà này thường có không gian gian sinh hoạt hạn chế, thiếu sáng, chật hẹp và khó bố trí nội thất.

Căn nhà nhỏ thường đem lại nhiều bất tiện cho người dùng như thiếu sáng, bí bách, chật chội
Căn nhà nhỏ thường đem lại nhiều bất tiện cho người dùng như thiếu sáng, bí bách, chật chội

2 - Các biện pháp cải tạo nhà nhỏ

Để giúp ngôi nhà nhỏ thoáng rộng hơn, chủ nhà có thể mở rộng trực tiếp diện tích hoặc sử dụng các giải pháp tối ưu không gian.

Với phương án mở rộng trực tiếp diện tích sử dụng, chủ nhà sẽ có 2 biện pháp sau:

  • Xây thêm tầng: Chủ nhà cần tìm nhà thầu chuyên nghiệp để kiểm định kết cấu, khả năng chịu lực của nền móng và các cột. Nếu kết cấu hiện tại có khả năng chịu lực tốt, nhà thầu sẽ tư vấn cho chủ nhà phương án cụ thể (về số tầng có thể nâng, chiều cao của tầng mới,…). Nếu căn nhà không đủ khả năng chịu lực, nhà thầu sẽ gợi ý một số biện pháp gia cố phù hợp.
  • Xây gác lửng: Căn nhà cũ cần có khả năng chịu lực tốt nhưng không cần quá cao như phương án nâng tầng. Bên cạnh đó, gác lửng cũng cần phải có chiều cao tầng lớn (H>4m) cũng như có không gian thông tầng lớn.
Chủ nhà có thể xây thêm gác lửng để tăng diện tích sử dụng một cách tối ưu
Chủ nhà có thể xây thêm gác lửng để tăng diện tích sử dụng một cách tối ưu

Còn với phương án sử dụng các giải pháp tối ưu không gian, chủ nhà có thể tham khảo các biện pháp sau:

  • Thiết kế cửa kính/thêm cửa sổ để đón sáng tốt hơn: Chủ nhà có thể mở rộng cửa sổ và sử dụng cửa kính cỡ lớn. Hoặc, chủ nhà có thể bố trí thêm giếng trời, sân trước - sau để giúp ánh sáng tự nhiên tiếp cận được toàn bộ không gian, giúp căn nhà trở nên sáng sủa, thoáng đãng hơn.
  • Sử dụng không gian mở, liên thông với nhau: Chủ nhà có thể phá bỏ các bức tường ngăn để tạo không gian liên thông, giúp căn nhà trở nên thoáng rộng hơn. Ngoài ra, chủ nhà có thể sử dụng các vách ngăn di động linh hoạt để đảm bảo sự riêng tư cho không gian.
  • Ưu tiên chọn lựa nội thất đa chức năng:  Chủ nhà nên lựa chọn nội thất có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ, bàn học kết hợp với ngăn kéo để lưu trữ đồ, giường ngủ có khả năng mở rộng và thu gọn khi không sử dụng,...
  • Sử dụng tông màu sáng để tạo không gian sạch sẽ, thoáng đãng: Không gian nhà nhỏ sẽ trông rộng rãi hơn so với diện tích thực nếu chủ nhà lựa chọn màu sơn tường là các gam màu sáng hoặc trung tính như trắng, vàng, xám,...
  • Sử dụng kệ đựng đồ khi cải tạo nhà: Chủ nhà vừa có thể sử dụng tủ kệ để phân vùng không gian và lưu trữ đồ. Chẳng hạn như, tủ đựng đồ kèm giường ngủ/bàn làm việc hay bàn ăn kèm tủ bếp/ngăn kéo,…
Không gian mở, liên thông với nhau giúp ngôi nhà nhỏ có cảm giác rộng rãi và thông thoáng hơn
Không gian mở, liên thông với nhau giúp ngôi nhà nhỏ có cảm giác rộng rãi và thông thoáng hơn

3 - 5 mẫu cải tạo nhà nhỏ tối ưu không gian

Dưới đây là 5 mẫu cải tạo nhà nhỏ tuyệt đẹp, thoáng đãng và tràn ngập ánh sáng mà chủ nhà có thể tham khảo:

Căn nhà nhỏ được sơn tường và lát sàn sáng màu giúp không gian trở nên rộng rãi, sáng sủa hơn
Căn nhà nhỏ được sơn tường và lát sàn sáng màu giúp không gian trở nên rộng rãi, sáng sủa hơn
Căn nhà nhỏ được cải tạo sơn màu trắng và sử dụng các món đồ nội thất tối giản giúp căn nhà nhỏ trở nên rộng rãi hơn
Căn nhà nhỏ được cải tạo sơn màu trắng và sử dụng các món đồ nội thất tối giản giúp căn nhà nhỏ trở nên rộng rãi hơn
Căn bếp nhỏ cũ kỹ, xuống cấp được cải tạo trở nên hiện đại và thời thượng hơn
Căn bếp nhỏ cũ kỹ, xuống cấp được cải tạo trở nên hiện đại và thời thượng hơn
Căn nhà nhỏ được cải tạo, thay thế cửa gỗ bằng cửa kính cỡ lớn giúp lấy sáng tốt hơn cho không gian tầng 2
Căn nhà nhỏ được cải tạo, thay thế cửa gỗ bằng cửa kính cỡ lớn giúp lấy sáng tốt hơn cho không gian tầng 2
Căn nhà nhỏ được cải tạo, bố trí nhiều hệ cửa kính, cửa thông gió giúp căn nhà đón sáng tốt hơn
Căn nhà nhỏ được cải tạo, bố trí nhiều hệ cửa kính, cửa thông gió giúp căn nhà đón sáng tốt hơn

Mời chủ nhà tìm hiểu chi tiết tại bài viết “7+ Giải pháp cải tạo nhà nhỏ ĐẸP & TỐI ƯU KHÔNG GIAN” để biết thêm các phương án cải tạo nhà nhỏ.

3.2. Cải tạo nhà phố cũ

Những căn nhà phố cũ sau thời gian dài sử dụng thường bị xuống cấp, lỗi thời. Vì vậy, nhiều chủ nhà đã tìm đến phương án cải tạo nhà cũ để nâng cấp không gian sống, tận dụng để kinh doanh, cho thuê,...

1 - Đặc điểm nhà phố cũ

Nhà phố thường có đặc điểm là kiểu nhà hình ống, hẹp và sâu. Những căn nhà này có thể có 1 hoặc 2 mặt tiền và thường được xây nhà san sát với nhà hàng xóm. Do đó, kiểu nhà này rất dễ gặp các vấn đề về thiếu sáng, không gian chật hẹp, bí bách.

Nhà phố thường có đặc điểm là kiểu nhà hình ống, hẹp và sâu.
Nhà phố thường có đặc điểm là kiểu nhà hình ống, hẹp và sâu.

2 - Các biện pháp cải tạo nhà phố cũ

Để có thể khắc phục các nhược điểm của nhà phố cũ, chủ nhà có thể thực hiện các biện pháp cải tạo sau:

  • Tạo không gian mở cho căn nhà phố: Chủ nhà có thể thông liền phòng khách với phòng bếp hoặc tạo ô thông tầng để lấy sáng & không khí tự nhiên từ trên mái . Hay chủ nhà cũng có thể cải tạo lại không gian cầu thang để ánh sáng tự nhiên và khí trời lan tỏa qua từng góc nhà, tạo nên không gian sáng sủa, thoáng mát.
  • Lựa chọn vật liệu và đồ nội thất đơn giản, đa chức năng: Chủ nhà nên mua các món đồ nội thất đơn giản, nhỏ gọn và có nhiều chức năng, để có thể sử dụng cho nhiều mục đích, giúp tiết kiệm không gian sống. Chẳng hạn như cầu thang kết hợp các ngăn kéo đựng đồ, giường ngủ có thể trải ra và gấp gọn khi không sử dụng đến,…
  • Mở rộng không gian sống bằng cách xây thêm tầng: Căn nhà phố cần đảm bảo yêu cầu về khả năng chịu lực. Nếu không đủ khả năng chịu lực, căn nhà cần được tiến hành gia cố cột, móng. Chủ nhà nên ưu tiên các vật liệu nhẹ như tường thạch cao, gạch bê tông khí chưng áp,... để đảm bảo sự bền đẹp của công trình trong thời gian dài.
  • Tăng diện tích sinh hoạt bằng cách làm sàn gác lửng: Căn nhà cần đảm bảo khả năng chịu lực và cần phải có chiều cao tầng lớn (H>4m) cũng như có không gian thông tầng lớn.
  • Tu sửa mặt tiền nhà phố: Chủ nhà có thể sơn mới, ốp tường, cải tạo ban công, mở rộng kích thước cửa sổ,... để đem đến diện mạo mới, thẩm mỹ hơn cho căn nhà.
  • Cải tạo hệ thống chiếu sáng: Chủ nhà nên lắp đặt bóng đèn có công suất chiếu sáng lớn, bố trí vị trí lắp đặt phù hợp. Ngoài ra, chủ nhà có thể bố trí giếng trời để ánh sáng tự nhiên len lỏi vào trong nhà tốt hơn.
Chủ nhà có thể cải tạo căn nhà phố cũ bằng các biện pháp như tạo không gian mở, cải tạo hệ thống chiếu sáng, sử dụng nội thất đa năng
Chủ nhà có thể cải tạo căn nhà phố cũ bằng các biện pháp như tạo không gian mở, cải tạo hệ thống chiếu sáng, sử dụng nội thất đa năng

3 - 5 mẫu cải tạo nhà phố cũ đẹp ngoạn mục

Dưới đây là một số mẫu cải tạo nhà phố đẹp ngoạn mục mà chủ nhà có thể tham khảo:

Căn nhà phố cũ được cải tạo toàn bộ khu vực mặt tiền với hệ thống khe thoáng khí, cửa sổ, giếng trời
Căn nhà phố cũ được cải tạo toàn bộ khu vực mặt tiền với hệ thống khe thoáng khí, cửa sổ, giếng trời
Căn nhà phố cũ lỗi thời, xuống cấp được cải tạo thành không gian sống tràn ngập ánh sáng với hệ cửa kính lớn hiện đại
Căn nhà phố cũ lỗi thời, xuống cấp được cải tạo thành không gian sống tràn ngập ánh sáng với hệ cửa kính lớn hiện đại
Căn nhà phố cũ nhỏ hẹp, được thiết kế tối ưu, tận dụng toàn bộ diện tích
Căn nhà phố cũ nhỏ hẹp, được thiết kế tối ưu, tận dụng toàn bộ diện tích
Căn nhà phố cũ kỹ, lỗi thời được cải tạo mặt tiền với thiết kế độc đáo, được tận dụng để cho thuê kinh doanh
Căn nhà phố cũ kỹ, lỗi thời được cải tạo mặt tiền với thiết kế độc đáo, được tận dụng để cho thuê kinh doanh
Căn nhà phố được cải tạo nâng tầng và thay đổi mặt tiền giúp căn nhà trở nên hiện đại, tiện nghi hơn
Căn nhà phố được cải tạo nâng tầng và thay đổi mặt tiền giúp căn nhà trở nên hiện đại, tiện nghi hơn

Để có cái nhìn chi tiết hơn về phương án và các mẫu cải tạo nhà phố cũ, mời chủ nhà đọc thêm bài viết “Thi công cải tạo nhà phố Hà Nội: Báo giá và phương án phù hợp”.

3.3. Cải tạo nhà phố cổ

Tọa lạc ở nơi có một độ dân cư cao, sở hữu lối kiến trúc lâu đời, do đó, việc cải tạo nhà phố cổ sẽ có một số điểm khác biệt so với những kiểu nhà thông thường.

1 - Đặc điểm nhà phố cổ

Nhà phố cổ cũ thường có diện tích nhỏ, không gian chật hẹp và thiếu tiện nghi. Hơn nữa, theo thời gian, số lượng thành viên cũng tăng lên, kiến cho không gian sống càng trở nên chật chội, bức bối. Đặc biệt, việc thi công cải tạo nhà phố cổ sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn như:

  • Xin giấy phép cải tạo nhà ở (hiện nay, nhà phố cổ chỉ được cấp phép sửa chữa và không được phép cải tạo mở rộng diện tích, thay đổi kết cấu mặt tiền,...)
  • Kết cấu chịu lực không đảm bảo
  • Chất lượng công trình xuống cấp
  • Các hạng mục liên quan tới hệ thống điện, cấp thoát nước, chống thấm không đảo bảo,...
Những căn nhà phố cổ xuống cấp, thiếu tiện nghi và gặp nhiều khó khăn khi cải tạo.
Những căn nhà phố cổ xuống cấp, thiếu tiện nghi và gặp nhiều khó khăn khi cải tạo.

2 - Các biện pháp cải tạo nhà phố cổ

Chủ nhà có thể tham khảo 5 phương án cải tạo nhà phố cổ phổ biến hiện nay:

  • Làm mới mặt tiền nhà phố cổ: Chủ nhà chỉ được phép sơn lại màu, sao cho đúng với màu gốc của nhà, thay lại cửa đã xuống cấp, hoặc phải làm theo thiết kế bảo tồn có sẵn của chính quyền địa phương.
  • Cải tạo kết cấu, diện tích các phòng trong nhà cũ phố cổ: Chủ nhà có thể bố trí lại không gian một cách hợp lý, gia cố các phần tường xuống cấp. Đồng thời, chủ nhà cũng có thể tận dụng những không gian thừa để biến chúng thành các phòng mới với công năng khác.
  • Tu sửa nội thất bên trong nhà phố cổ: Chủ nhà có thể lựa chọn thay đổi hoàn toàn phong cách nội thất cho cả căn nhà hoặc chỉ thay đổi nội thất trong một vài phòng để tiết kiệm chi phí.
  • Cải tạo từng hạng mục nhỏ trong nhà phố cổ: Chủ nhà cũng có thể cải tạo từng hạng mục nhỏ như hệ thống điện nước, khu vực bếp, chống ẩm tại những mảng tường bị xuống cấp,...
  • Cải thiện hướng lấy sáng của các căn nhà phố cổ tối tăm: Để cải tạo hướng lấy sáng của căn nhà phố, chủ nhà có thể tạo các khu vực giếng trời, thiết kế cầu thang rỗng, trồng cây xanh ở khu vực ban công và đặt cát, sỏi trắng để phản chiếu ánh sáng vào phòng,...

3 - 4 mẫu cải tạo nhà phố cổ tuyệt đẹp

Dưới đây là một vài mẫu cải tạo nhà phố cổ chọn lọc, mang vẻ đẹp cuốn hút. Ngoài ra, để tìm hiểu rõ hơn về các mẫu nhà và các hướng dẫn cải tạo nhà phố cổ chi tiết, chủ nhà có thể tham khảo bài viết “Cải tạo nhà phố cổ: 5+ Lưu ý cần biết năm 2023”.

Ban công của căn nhà phố cổ cũ đã bị hoen gỉ, cửa kính - nhôm đã bị xuống cấp và đã được cải tạo, sơn trắng, lát sàn và thay cửa kính hiện đại
Ban công của căn nhà phố cổ cũ đã bị hoen gỉ, cửa kính - nhôm đã bị xuống cấp và đã được cải tạo, sơn trắng, lát sàn và thay cửa kính hiện đại
Căn nhà phố cổ cũ  nằm sâu trong ngõ hẻm được cải tạo, bố trí hệ thống đèn, cửa thông gió giúp căn nhà trở nên sáng sủa và đẹp mắt hơn
Căn nhà phố cổ cũ nằm sâu trong ngõ hẻm được cải tạo, bố trí hệ thống đèn, cửa thông gió giúp căn nhà trở nên sáng sủa và đẹp mắt hơn
Không gian căn nhà phố cổ cũ với mặt tiền 3m được bố trí công năng sử dụng hợp lý với phòng khách thông liền với bếp ăn
Không gian căn nhà phố cổ cũ với mặt tiền 3m được bố trí công năng sử dụng hợp lý với phòng khách thông liền với bếp ăn
Không gian giếng trời bên trong căn nhà phố cổ đã bị xuống cấp, phong cách lỗi thời đã được cải tạo trở nên hiện đại và sang trọng hơn
Không gian giếng trời bên trong căn nhà phố cổ đã bị xuống cấp, phong cách lỗi thời đã được cải tạo trở nên hiện đại và sang trọng hơn

5. Báo giá cải tạo nhà cũ

Chi phí thi công cải tạo nhà cũ thường dao động từ khoảng 4.000.000 -  6.000.000 VNĐ/m2, trong đó:

 

Nội dung hạng mục, công việc

Đơn vị tính

Nhân công

(VNĐ)

Vật liệu

(VNĐ)

Phá dỡ và vận chuyển

Đục nền và vận chuyển

m2

~ 40,000 - 70,000

~ 25,000 - 35,000

Dóc nhà cũ và vận chuyển

m2

~ 50,000

~ 35,000

Phá dỡ tường và vận chuyển

m2

~ 175,000

~ 45,000

Xây trát nhà

Xây tường gạch 110

m2

~ 165,000

~ 110,000

Xây tường gạch 220

m2

~ 330,000

~ 200,000

Trát tường

m2

~ 65,000

~ 95,000

Trát cạnh cửa, cạnh dầm, cột

md

~ 30,000

~ 50,000

Ốp lát gạch

Ốp chân tường

md

~ 10,000

~ 25,000

Lát gạch các loại

m2

~ 35,000

~ 115,000




Trần - vách thạch cao

Trần thả khung xương thạch cao

m2

~ 105,000

~ 45,000

Trần chìm thạch cao

m2

~ 1000,000

~ 55,000

Vách thạch cao 1 mặt

m2

~ 150,000

~ 50,000

Vách thạch cao 2 mặt

m2

~ 165,000

~ 50,000

Cửa sổ

Cửa sổ trượt 2 cánh

m2

~ 1,050,000 - 1,650,000

Cửa sổ mở quay 1 cánh

m2

~ 1,200,000 - 1,750,000

Chống thấm

Chống thấm bề mặt tường nhà

m2

~ 75,000 - 120,000

Chống thấm nhà vệ sinh, ban công, sân thượng

m2

~ 165,000 - 285,000

Chống thấm vết nứt trần, mái

m2

~ 23,500 - 235,000

Chống thấm tầng hầm

m2

~ 125,000 - 195,000

Một số hạng mục khác

Sơn nhà

m2

~ 8,000 - 15,000

~ 28,000 - 40,000

Mái tôn

m2

~ 290,000 - 450,000

Cầu thang

m

~ 1,300,000 - 1,600,000

Nâng tầng tấm Cemboard

m2

~ 1,600,000 - 2,200,000

*Lưu ý:

  • Bảng giá chưa bao gồm chi phí cải tạo nội thất.
  • Bảng giá dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Giá có thể thay đổi theo hạng mục, vị trí, thời gian hoặc biến động của thị trường.
  • Đối với nhà phố cổ, mức giá thi công cải tạo có thể cao hơn (thậm chí có thể cao gấp đôi nhà thông thường), do khó khăn trong việc vận chuyển nguyên liệu, điều kiện thi công hạn chế giờ giấc, nguy cơ ảnh hưởng đến hiện trạng nhà hàng xóm bên cạnh...
  • Quý chủ nhà có thể liên hệ với Xây Tổ Ấm để được tư vấn chi tiết về chi phí cải tạo nhà Hà Nội.

Trên đây là bảng giá về một số hạng mục thường thấy khi cải tạo nhà cũ, chưa bao gồm đồ nội thất. Hơn nữa, chi phí cải tạo nhà có thể biến đổi tùy thuộc vào nhu cầu sửa chữa cụ thể và tình trạng hiện tại của căn nhà. Cụ thể, một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí cải tạo nhà cũ thường thấy như:

  • Phương pháp xử lý công trình nội thất cũ: Là các công tác tháo dỡ phần thô và di dời nội thất cũ. Nếu số lượng tháo dỡ và đồ nội thất càng lớn, chi phí có thể càng nhiều.
  • Diện tích thiết kế và thi công nội thất: Diện tích thiết kế càng lớn, chi phí thiết kế và mua sắm sửa vật tư, nội thất càng nhiều.
  • Phong cách thiết kế: Phong cách thiết kế đơn giản như hiện đại, tối giản,... sẽ có chi phí thấp hơn so với các phong cách thiết kế cầu kỳ như cổ điển, tân cổ điển, hay Địa Trung Hải,...
  • Nguyên vật liệu, chất liệu nội thất: Các nguyên vật liệu và chất liệu nội thất chất lượng cao như gỗ tự nhiên sẽ có giá thành cao hơn so với các nguyên vật liệu và chất liệu nội thất có chất lượng tầm trung như nhựa, nhôm,...

6. 7 mẫu nhà cũ “biến hình" tuyệt đẹp sau cải tạo

Để có cái nhìn cụ thể hơn về cải tạo nhà cũ, chủ nhà có thể tham khảo 7 mẫu nhà cũ tuyệt đẹp sau khi cải tạo dưới đây:

Căn nhà cũ với hệ cửa ọp ẹp, lỗi thời được thay thế bằng hệ cửa gỗ sang trọng kết hợp với hệ lam chắn nắng thông minh
Căn nhà cũ với hệ cửa ọp ẹp, lỗi thời được thay thế bằng hệ cửa gỗ sang trọng kết hợp với hệ lam chắn nắng thông minh
Căn nhà cũ xuống cấp trầm trọng được “hô biến” thành căn nhà hiện đại, tiện nghi và đáng sống
Căn nhà cũ xuống cấp trầm trọng được “hô biến” thành căn nhà hiện đại, tiện nghi và đáng sống
Căn nhà phố tối tăm thiếu sáng đã được lột xác ngoạn mục với lối kiến trúc hiện đại, đơn giản và đầy tinh tế
Căn nhà phố tối tăm thiếu sáng đã được lột xác ngoạn mục với lối kiến trúc hiện đại, đơn giản và đầy tinh tế
Căn nhà cũ có phong cách lỗi thời được chủ nhà cải tạo thành căn nhà phố hiện đại kết hợp với nhiều tiểu cảnh cây xanh giúp căn nhà trông tràn đầy sức sống
Căn nhà cũ có phong cách lỗi thời được chủ nhà cải tạo thành căn nhà phố hiện đại kết hợp với nhiều tiểu cảnh cây xanh giúp căn nhà trông tràn đầy sức sống
Nhà phố cũ 3 tầng được cải tạo nâng thêm 1 tum thành nhà phố 3.5 tầng
Nhà phố cũ 3 tầng được cải tạo nâng thêm 1 tum thành nhà phố 3.5 tầng
Căn nhà cũ hơn 40 năm tuổi được cải tạo thành không gian sống tuyệt đẹp
Căn nhà cũ hơn 40 năm tuổi được cải tạo thành không gian sống tuyệt đẹp
Cải tạo nâng tầng nhà cũ từ 1 tầng thành 2 tầng theo phong cách hiện đại
Cải tạo nâng tầng nhà cũ từ 1 tầng thành 2 tầng theo phong cách hiện đại

7. Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ cho người mới

Một số kinh nghiệm cải tạo nhà cũ quan trọng mà chủ nhà nên biết:

  • Lên kế hoạch chi tiết để dự trù ngân sách chính xác: Chủ nhà cần lên kế hoạch chi tiết về các mục tiêu/thời gian cải tạo, kế hoạch vận chuyển đồ đạc, chỗ ở tạm thời,... từ đó, lập bảng dự trù ngân sách chính xác.
  • Kiểm tra kết cấu căn nhà: Đây là hạng mục quan trọng giúp chủ nhà và đơn vị thi công nắm rõ hiện trạng căn nhà để đưa ra các phương án phù hợp. Một số hạng mục cần kiểm tra như bản vẽ thiết kế cũ và lịch sử cải tạo nhà (nếu có); khả năng chịu lực của hệ thống móng - cột; hệ thống điện nước,...
  • Lựa chọn thiết kế phù hợp: Chủ nhà cần xác định rõ phong cách mà chủ nhà muốn thực hiện. Đó là phong cách hiện tại của căn nhà hay thay đổi sang phong cách mới. Với mỗi lựa chọn, chủ nhà sẽ có cách mua sắm nội thất và chuẩn bị khác nhau.
  • Trình tự thi công cải tạo nhà cũ: Chủ nhà nên tiến hành cải tạo lần lượt từ đường ống nước, dây điện, hệ thống sưởi cho đến phần mái nhà và cuối cùng mới tiến hành tu sửa nội thất, lát sàn, ốp tường và các công việc thẩm mỹ khác.
  • Tái sử dụng đồ nội thất còn tốt: Đây là lựa chọn hoàn hảo giúp chủ nhà tiết kiệm chi phí cải tạo. Chủ nhà có thể sơn hoặc dán giấy decal lên những đồ nội thất còn mới và sử dụng tốt, nhưng cần đảm bảo màu sắc của chúng phải phù hợp với phong cách thiết kế căn nhà.
  • Thường xuyên theo dõi tiến độ công trình: Việc làm này sẽ giúp gia chủ tránh được những thất thoát không đáng có như đơn vị thi công ăn gian nguyên vật liệu, thi công không sát với bản thiết kế, làm chậm tiến độ,...
  • Nên thuê đơn vị cải tạo: Với một số hạng mục đơn giản như xử lý chân tường bong tróc, sơn tường bạc màu, sơn chống ẩm,... chủ nhà có thể tự thực hiện. Tuy nhiên, với những hạng mục khó như làm mới không gian nội thất, tu sửa mặt tiền,... chủ nhà nên thuê đơn vị cải tạo. Để tìm hiểu thêm về lợi ích khi thuê đơn vị cải tạo chuyên nghiệp, chủ nhà có thể theo dõi ở nội dung tiếp theo.
Sơn lại hoặc dán giấy decal làm mới đồ nội thất là 1 trong những kinh nghiệm giúp tiết kiệm chi phí cải tạo nhà
Sơn lại hoặc dán giấy decal làm mới đồ nội thất là 1 trong những kinh nghiệm giúp tiết kiệm chi phí cải tạo nhà

Ngoài ra, chủ nhà có thể tham khảo bài viết: “15 Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ bạn nhất định phải biết” để quá trình cải tạo nhà cũ diễn ra thuận lợi, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao.

8. 3 lý do nên thuê dịch vụ/đơn vị cải tạo nhà

Như chủ nhà đã biết, quy trình cải tạo nhà cũ khá phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ, kiến thức chuyên môn cao. Do đó, để đảm bảo quá trình cải tạo nhà diễn ra thuận lợi, chủ nhà nên thuê đơn vị nhà thầu cải tạo nhà.

8.1. Tiết kiệm công sức

Việc thuê nhà thầu cải tạo nhà cũ sẽ giúp chủ nhà tiết kiệm thời gian và công sức. Cụ thể, chủ nhà sẽ không phải mất thời gian lên ý tưởng sửa chữa, mua nguyên vật liệu, tìm kiếm đơn vị thi công cho từng hạng mục khác nhau,...

Với dịch vụ cải tạo nhà cũ, chủ nhà chỉ cần đưa ra các mong muốn, yêu cầu khi cải tạo nhà. Đơn vị cải tạo sẽ tiến hành khảo sát hiện trạng và đưa ra các phương án cải tạo phù hợp với yêu cầu cũng như tình trạng thực tế của căn nhà. Hơn nữa, họ cũng sẽ đảm nhận việc mua sắm nguyên vật liệu và thực hiện thi công, giúp chủ nhà tiết kiệm thời gian và công sức, để có thể tập trung vào các công việc khác.

Việc thuê nhà thầu cải tạo nhà cũ sẽ giúp chủ nhà tiết kiệm thời gian và công sức
Việc thuê nhà thầu cải tạo nhà cũ sẽ giúp chủ nhà tiết kiệm thời gian và công sức

8.2. Tiết kiệm tiền bạc

Nếu tự ý cải tạo nhà cũ, chủ nhà có thể gặp nhiều rủi ro như mua sai vật liệu, thi công sai kỹ thuật, làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Hay nghiêm trọng hơn, việc tự cải tạo nhà có thể gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn như rạn nứt, sập nhà và ảnh hưởng đến sự an toàn cho gia đình.

Từ đó, chủ nhà phải lãng phí một khoản phí để sửa chữa, khắc phục cho những thứ không đáng có.

Thuê nhà thầu cải tạo nhà cũ sẽ giúp chủ nhà một khoản phí đáng kể
Thuê nhà thầu cải tạo nhà cũ sẽ giúp chủ nhà một khoản phí đáng kể

8.3. Nâng cao chất lượng và tính thẩm mỹ

Việc thuê đơn vị cải tạo sẽ mang đến vẻ đẹp tổng thể cho toàn bộ căn nhà. Chủ nhà sẽ không phải lo lắng về vấn đề thiếu đồng bộ hay mất thẩm mỹ. Bởi đơn vị cải tạo sẽ thiết kế và thi công theo một phong cách nhất quán, tạo nên sự hài hòa và đồng bộ trong không gian sống.

Việc thuê đơn vị cải tạo sẽ mang đến vẻ đẹp tổng thể cho toàn bộ căn nhà cũ
Việc thuê đơn vị cải tạo sẽ mang đến vẻ đẹp tổng thể cho toàn bộ căn nhà cũ

9. Gợi ý 4 đơn vị cải tạo nhà cũ uy tín, chuyên nghiệp

Nhu cầu cải tạo nhà cũ đang gia tăng đáng kể, dẫn đến sự xuất hiện của hàng loạt các đơn vị thi công cải tạo nhà, gây khó khăn cho chủ nhà trong việc tìm kiếm đơn vị phù hợp. Dưới đây là một số đơn vị thi công cải tạo nhà cũ chất lượng tại mà chủ nhà có thể tham khảo:

9.1. Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và Xây dựng TVCI Việt Nam

TVCI là một trong những đơn vị uy tín và chuyên nghiệp về thi công nội thất và thiết kế kiến trúc. TVCI hoạt động rộng rãi trong các lĩnh vực, bao gồm:

  • Thi công nội thất
  • Thiết kế kiến trúc
  • Nội thất
  • Thiết kế nội thất

Đội ngũ nhân viên của TVCI được đánh giá là chuyên nghiệp, có chuyên môn cao và đội ngũ công nhân lành nghề. Bên cạnh đó, TVCI có đầy đủ thiết bị xây dựng, đem đến chất lượng phục vụ tốt nhất cho quá trình cải tạo nhà. Ngoài ra, nhờ vào khả năng sản xuất tự quản lý và sở hữu một nhà xưởng rộng lớn, gần 500m2 tại Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội - TVCI cung cấp đồ nội thất chất lượng cao với giá cả hợp lý, cùng chính sách bảo hành hấp dẫn (bảo hành ít nhất 24 tháng và bảo trì là trọn đời).

Một vài dự án cải tạo nhà cũ mà TVCI đã thực hiện
Một vài dự án cải tạo nhà cũ mà TVCI đã thực hiện

9.2. Công ty Cổ phần JAPAN PREMIUM HOME

JAPAN PREMIUM HOME là một đơn vị chuyên thiết kế và thi công nội thất theo phong cách Nhật Bản, khá có tiếng tại Việt Nam. Hiện nay, JAPAN PREMIUM HOME chuyên cung cấp các dịch vụ như:

  • Thầu xây dựng
  • Thi công nội thất
  • Thiết kế kiến trúc
  • Thiết kế nội thất
  • Thi công nội - ngoại thất

JAPAN PREMIUM HOME sở hữu đội ngũ nhân viên nhiệt tình, luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng; Cùng với đó là năng lực chuyên môn cao, đem đến những công trình cải tạo chất lượng cao, thiết kế đẹp mắt và bền vững cho khách hàng.

Một số công trình cải tạo nhà cũ mà công ty Cổ phần JAPAN PREMIUM HOME đã thực hiện
Một số công trình cải tạo nhà cũ mà công ty Cổ phần JAPAN PREMIUM HOME đã thực hiện

9.3. Công ty Cổ phần IKINA Việt Nam

IKINA là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam chuyên tư vấn, thiết kế, và thi công nội thất cho các công trình như biệt thự, nhà phố, chung cư, showroom, khách sạn,...

Với hơn 8 năm kinh nghiệm, IKINA sở hữu nhiều điểm mạnh như:

  • Thiết kế nội thất đáp ứng tính thẩm mỹ và yếu tố phong thủy, đem tới một không gian sống hài hòa và toàn diện cho khách hàng.
  • Giải pháp thiết kế - cải tạo linh hoạt, có tính ứng dụng cao và hạn chế chi phí phát sinh.
Một số dự án cải tạo nhà cũ mà IKINA Việt Nam đã triển khai
Một số dự án cải tạo sửa chữa nhà cũ mà IKINA Việt Nam đã triển khai

9.4. Công ty Cổ phần Phát triển Wedo

Wedo là một trong những công ty khá nổi tiếng tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn thiết kế kiến trúc, nội thất và thi công xây dựng. Hiện tại, Wedo đang cung cấp các dịch vụ như:

  • Thi công xây dựng nhà ở, khu công nghiệp, công trình công cộng
  • Tư vấn thiết kế thi công nội thất
  • Tư vấn thiết kế kết cấu xây dựng, hạ tầng điện nước,...

Hoạt động hơn 15 năm trong lĩnh vực thiết kế - xây dựng - cải tạo nhà ở, Wedo sở hữu nhiều lợi thế như: Đội ngũ chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm; Các giải pháp thi công hiệu quả giúp chủ nhà tối ưu hóa không gian sống, mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng…

Một số dự án cải tạo nhà phó tại Hà Nội mà Wedo đã thực hiện
Một số dự án cải tạo nhà phó tại Hà Nội mà Wedo đã thực hiện

Để tham khảo chi tiết về các đơn vị cải tạo - nhà thầu uy tín, mời chủ nhà đọc thêm bài viết: Báo giá TOP 5+ đơn vị thi CHẤT LƯỢNG cải tạo nhà Hà Nội | xaytoam.vn 

Xây Tổ Ấm - Cầu nối giữa Chủ nhà và Nhà thầu uy tín, chất lượng hàng đầu

Việc cải tạo nhà cũ chưa bao giờ là công việc dễ dàng, để tìm ra một đơn vị cải tạo - nhà thầu phù hợp vẫn là một vấn đề nan giải của nhiều chủ nhà. Nếu chủ nhà đang gặp vấn đề trên, chủ nhà có thể tham khảo dịch vụ của Xây Tổ Ấm. Xây Tổ Ấm là nền tảng trung gian, kết nối giữa Chủ nhà và Nhà thầu. Đến với Xây Tổ Ấm, chủ nhà sẽ nhận được các lợi ích như:

 1 - Sự tư vấn tận tình từ chuyên gia giúp Chủ nhà tìm được Nhà thầu ưng ý

  • Nhận được danh sách rút gọn 3 Nhà thầu phù hợp cùng báo giá chi tiết để Chủ nhà lựa chọn
  • Được chia sẻ dữ liệu & đánh giá nhận xét khách quan về năng lực của các Nhà thầu đã được MVC & CO kiểm chứng, xác nhận.
  • Được hỗ trợ kiểm tra, so sánh và đánh giá báo giá chi tiết của các Nhà thầu một cách trung lập khách quan.

2 - Sự tận tâm của Xây Tổ Ấm khi đồng hành cùng Chủ nhà trong suốt quá trình cải tạo nhà

  • Thiết lập các cuộc họp mặt gặp gỡ 3 bên. Đứng về phía Chủ nhà hỗ trợ cùng đàm phán với các Nhà thầu.
  • Kiểm tra bản vẽ thiết kế của nhà Thầu & tư vấn miễn phí cho Chủ Nhà.
  • Tư vấn miễn phí về quy trình, giải pháp thiết kế & thi công, lựa chọn nguyên vật liệu Xây Dựng phù hợp nhất với nhu cầu cụ thể của từng Chủ Nhà.
  • Đồng hành, hỗ trợ chủ nhà thường xuyên kiểm tra chất lượng thi công của Nhà Thầu trong các giai đoạn thi công quan trọng.
Xây Tổ Ấm - Cầu nối giữa Chủ nhà và Nhà thầu uy tín, chất lượng hàng đầu
Xây Tổ Ấm - Cầu nối giữa Chủ nhà và Nhà thầu uy tín, chất lượng hàng đầu

Như vậy, bài viết trên đã bài viết trên đã cung cấp cho chủ nhà chi tiết về các quy trình, phương án, kinh nghiệm, mẫu,... cải tạo nhà cũ. Nếu chủ nhà gặp bất cứ vấn đề nào trong quá trình lựa chọn đơn vị cải tạo nhà cũ, đừng chần chừ mà liên hệ ngay với Xây Tổ Ấm. Đội ngũ chuyên viên Xây Tổ Ấm hân hạnh đồng hành cùng bạn kiến tạo ngôi nhà mơ ước với sự tận tâm và trách nhiệm cao nhất!

Xây Tổ Ấm - GIẢI PHÁP LỰA CHỌN NHÀ THẦU LÝ TƯỞNG

  • Email: info@xaytoam.vn
  • Hotline: 024 7309 6896
  • Số điện thoại: (+84) 936 365 851
  • Địa chỉ: P903B, tòa Sun Red River, 23 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội