Nhà phố cổ cũ thường chật hẹp, xuống cấp và thiếu tiện nghi. Bên cạnh đó, cải tạo nhà phố cổ thường gặp nhiều khó khăn vì nhà dân liền kề, khó xin được cấp phép và chi phí cũng khá cao. Vì vậy, để cải tạo nhà phố cổ thành công chủ nhà không nên bỏ qua 5 lưu ý dưới đây.
1. 5 Lưu ý quan trọng cần biết khi cải tạo nhà phố cổ cũ
Do tọa lạc ở nơi có một độ dân cư cao, sở hữu lối kiến trúc lâu đời… Việc cải tạo nhà phố cổ sẽ có một số điểm lưu ý quan trọng mà chủ nhà nên quan tâm khi thực hiện cải tạo nhà.
1.1. Xin giấy phép cải tạo nhà phố cổ
Do có mật độ dân cư cao, các căn nhà liền sát nhau, việc cải tạo nhà cũ trong phố cổ cần phải đảm bảo phù hợp với chính sách quy hoạch đô thị cũng như sự an toàn cho các công trình lân cận.
Vì vậy, việc xin giấy phép cải tạo, tu sửa nhà tại phố cổ sẽ phức tạp cũng như đòi hỏi nhiều thời gian khảo sát, chỉnh sửa và hoàn tất hồ sơ hơn so với một số khu vực khác.

Tuy nhiên, đây cũng không phải một vấn đề quá lớn, hiện nay có rất nhiều đơn vị nhà thầu có hỗ trợ tư vấn và giúp chủ nhà hoàn tất thủ tục hồ sơ giấy phép cải tạo. Vì vậy, chủ nhà có thể hoàn toàn yên tâm giao phó việc làm này cho nhà thầu thi công.
Ngoài ra, nếu chủ nhà còn có bất kỳ băn khoăn nào về thủ tục giấy phép cải tạo nhà, thì đừng ngần ngại mà liên hệ với Xây Tổ Ấm tại đây để biết thêm chi tiết nhé!
1.2. Vận chuyển, tập kết nguyên vật liệu thi công
Khi cải tạo nhà cũ cổ tại phố cổ, đặc biệt là những căn nhà trong ngõ, việc vận chuyển và tập kết nguyên vật liệu thi công có thể gặp phải một số khó khăn như:
- Cung đường thường nhỏ hẹp
- Có nhiều cửa hàng buôn bán
- Không thảo thuận được với hàng xóm
- Mật độ giao thông cao
- Quy định về thời gian cho phép xe di chuyển vào một số tuyến phố bị hạn chế
- Nơi tập kết nguyên vật liệu bị hạn chế
Vì thế, tiến độ cải tạo nhà phố cổ có thể bị kéo dài và gây phát sinh thêm nhiều chi phí khác. Do đó, chủ nhà nên chủ động xin phép chính quyền địa phương cũng như cần phải khảo sát hiện trường thực tế của căn nhà để tìm ra những khoảng trống phù hợp và tận dụng chúng làm nơi tập kết vật liệu.

1.3. Đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường
Trong quá trình cải tạo những căn nhà cổ tại phố cổ, phế thải từ các hạng mục được phá dỡ có thể gây ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh. Do đó, chủ nhà cần có biện pháp xử lý phế thải hiệu quả để tránh ô nhiễm môi trường.

1.4. Đảm bảo sinh hoạt, hoạt động kinh doanh của hộ dân xung quanh
Do nhà trên phố cổ đa phần đều sát vách, liền kề nhau nên khi cải tạo nhà phố sẽ rất khó tránh khỏi những tiếng ồn, bụi bặm,... làm ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của hàng xóm. Vì vậy, trước khi tiến hành cải tạo nhà phố, chủ nhà cần phải nói chuyện, xin hàng xóm thông cảm vì những tiếng ồn không mong muốn có thể xảy ra.
Ngoài ra, chủ nhà cũng nên xin phép làm biên bản chụp ảnh hiện trạng nhà hàng xóm và có chữ ký xác nhận 4 bên (Chủ nhà - hàng xóm - đơn vị thi công - ban địa chính xây dựng phường/tổ dân phố) để hạn chế việc gây ra tổn thất cho căn nhà của hàng xóm trong quá trình cải tạo và tránh những rắc rối về sau.

Không những vậy, chủ nhà và đơn vị thi công cũng cần có cam kết rõ ràng trong hợp đồng về các quy định bằng điều khoản, yêu cầu sử dụng biện pháp cải tạo an toàn, thi công dứt điểm. Ngoài ra, nhà phố cổ cũ thường có đặc điểm là dùng chung tường ngăn, vì vậy, chủ nhà cần chú ý không nên đục phá gây ảnh hưởng lớn đến hàng xóm.
1.5. Cách âm và chiếu sáng
Do những căn nhà phố cổ thường nằm sát nhau, chen chúc giữa nhiều tòa nhà cao tầng nên vấn đề cách âm và chiếu sáng thường phức tạp và khó giải quyết hơn. Đặc biệt là những căn nhà mặt ở mặt tiền đường giao thông.
Vì vậy, khi cải tạo nhà phố cổ, chủ nhà nên thiết kế nhà vừa đảm bảo đủ thoáng để lấy ánh sáng, vừa đảm bảo hạn chế tối đa tiếng ồn.

Nhờ chi phí tiết kiệm hơn so với xây mới, cải tạo nhà phố cổ đang trở thành xu hướng tại các thành phố lớn như Hà Nội. Những căn nhà phố cổ Hà Nội thường nằm trong các ngõ hẹp cũng như liên quan tới việc quy hoạch đô thị,... do đó quy trình, chi phí cũng có nhiều sự khác biệt. Chủ nhà có thể tham khảo chi tiết báo giá cũng như quá trình thi công cải tạo nhà phố Hà Nội tại đây để lên kế hoạch cải tạo hợp lý.
2. 5 phương án cải tạo nhà phố cổ trở thành không gian sống lý tưởng
Tùy thuộc vào nhu cầu cải tạo nhà, chủ nhà có thể tham khảo 5 phương án cải tạo nhà phố phổ biến và hiệu quả dưới đây.
2.1. Làm mới mặt tiền nhà phố cổ
Mặt tiền được xem là bộ mặt của chủ nhà. Thế nhưng sau nhiều năm sử dụng, hứng chịu những tác động của thời tiết, môi trường bên ngoài, ngôi nhà trở nên cũ kỹ, kém sang trọng. Cải tạo mặt tiền ngôi nhà cũng được xem là giải pháp tối ưu để thay đổi diện mạo cho ngôi nhà cũ của mình.
Tuy nhiên, khác với những khu vực khác, những căn nhà tại khu vực phố cổ chỉ được phép sơn lại màu, sao cho đúng với màu gốc của nhà, thay lại cửa đã xuống cấp, hoặc phải làm theo thiết kế bảo tồn có sẵn của chính quyền địa phương.

2.2. Cải tạo kết cấu, diện tích các phòng trong nhà cũ phố cổ
Nhiều căn nhà phố cổ thường có lối kiến trúc cũ, không còn phù hợp với nhu cầu sống hiện đại, gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và điển hình là những lỗi như:
- Trần nhà quá cao và cửa quá rộng
- Phòng khách quá lớn, trong khi các phòng khác lại quá nhỏ
- Thiếu nhà vệ sinh ở các tầng trên
- Khả năng đón sáng kém
- Hệ thống điện nước đã xuống cấp
Vì vậy, để tăng thêm diện tích sử dụng, chủ nhà cần bố trí, sắp xếp lại không gian một cách hợp lý, gia cố các phần tường tránh nứt gãy hay sụp đổ. Bên cạnh đó, chủ nhà cũng có thể tận dụng những không gian thừa, ít khi sử dụng thành căn phòng có công năng mới.

2.3. Tu sửa nội thất bên trong nhà phố cổ
Tu sửa nội thất là một trong những cách hữu hiệu giúp chủ nhà nâng cấp diện mạo mới cho căn nhà phố cổ. Chủ nhà có thể lựa chọn thay đổi hoàn toàn phong cách nội thất cho cả căn nhà hoặc chỉ thay đổi nội thất trong một vài phòng để tiết kiệm chi phí.
Hiện nay, có rất nhiều phong cách thiết kế nội thất mà chủ nhà có thể tham khảo như: Scandinavian (Bắc Âu), Indochine (Đông Dương), Neoclassical (Tân Cổ điển), Classic (Cổ điển), Minimalism (Tối giản), Modern (Hiện đại), Taiwan (Đài Loan), Color Block (Đa màu sắc),...

2.4. Cải tạo từng hạng mục nhỏ trong nhà phố cổ
Thay vì cải tạo tổng thể toàn bộ ngôi nhà, chủ nhà cũng có thể cải tạo từng hạng mục nhỏ như:
- Cải tạo hệ thống đường ống nước
- Sửa lại không gian bếp
- Tu sửa phòng ngủ, phòng khách
- Sơn trát, chống ẩm tại những khu vực tường nhà bị xuống cấp
- Chia lại bố cục không gian cửa chính, cửa đi lại,...
Như vậy, tùy vào từng nhu cầu và mức ngân sách có thể bỏ ra, chủ nhà có thể lựa chọn cải tạo từng hạng mục nhà phố riêng.

2.5. Cải thiện hướng lấy sáng của các căn nhà phố cổ tối tăm
Để cải tạo hướng lấy sáng của căn nhà phố, chủ nhà có thể thực hiện các cách làm sau:
- Điều chỉnh kích thước của các ô sửa sổ lớn hơn
- Tạo các khu vực giếng trời
- Thiết kế cầu thang rỗng
- Trồng cây xanh ở khu vực ban công và đặt cát, sỏi trắng để phản chiếu ánh sáng vào phòng
- Thay cửa gỗ, vách ngăn tường bằng cửa kính,...
Với những cách làm trên, chủ nhà có thể tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên, chiếu sáng cho toàn căn nhà, giúp căn nhà trở nên sáng sủa và thông thoáng hơn.


Bên cạnh việc thay đổi nhà phố cổ thành không gian đẹp, hiện đại, nhiều chủ nhà còn mong muốn cải tạo không gian nhà ở rộng rãi hơn, tối đa hoá diện tích. Nếu vậy, chủ nhà có thể cân nhắc đến 7 giải pháp cải tạo nhà phố nhỏ do các chuyên gia của Xây Tổ Ấm gợi ý, giúp gia tăng đáng kể diện tích nhà ở, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ, hiện đại cho ngôi nhà.
3. Quy trình cải tạo nhà phố cổ
Quy trình cải tạo nhà phố cổ được thực hiện qua 7 bước dưới đây:
Bước 1: Xác định rõ mục đích cải tạo nhà phố
Chủ nhà cần xác định rõ mục đích cải tạo nhà như cho thuê để kinh doanh, để ở hay bán nhà,... từ đó, có thể lên được kế hoạch thi công sao cho phù hợp nhất.

Bước 2: Dự trù ngân sách
Chủ nhà cần dự trù khoản ngân sách chính xác để có thể xác định những hạng mục sẽ được cải tạo và tìm cách tối ưu những hạng mục được cải tạo tốt nhất.

*Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ tại đây để được báo giá chính xác nhất.
Bước 3: Khảo sát hiện trạng nhà phố cổ cần cải tạo
Đây là bước vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án và sự an toàn của ngôi nhà. Chủ nhà cần khảo sát kỹ lưỡng hiện trạng căn nhà, bao gồm: Hệ thống móng, dầm, cột, bề mặt tường, hệ thống cửa, và các kết cấu đường điện nước bên trong,... Từ đó, xem xét liệu chúng có chắc chắn không, có bị hư hỏng gì không để đưa ra phương án khắc phục phù hợp.

Bước 4: Lựa chọn phương án thiết kế
Sau khi xác định được hạng mục cần sửa chữa và dự trù chi phí, chủ nhà sẽ lựa chọn các phương án cải tạo nhà phố cổ. Dưới đây là một số phương án mà chủ nhà có thể tham khảo. Ngoài ra, chủ nhà cũng có thể kết hợp các phương án với nhau để cải tạo ngôi nhà phố trở nên hoàn hảo nhất.
- Làm mới mặt tiền căn nhà
- Bố trí lại không gian các phòng trong nhà
- Tu sửa nội thất căn nhà phố
- Cải thiện hướng lấy sáng
- Cải tạo từng hạng mục nhỏ

Bước 5: Chuẩn bị bản vẽ thiết kế chi tiết
Chủ nhà cần đảm bảo một bản vẽ thiết kế mà đơn vị thi công cung cấp sẽ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Bản thiết kế phải đáp ứng đầy đủ các những yêu cầu và mong muốn của chủ nhà
- Bản thiết kế phải có sự phù hợp với khung nhà cũ
- Bản thiết kế phải bố trí công năng sử dụng phòng phù hợp, có yếu tố thẩm mỹ,...

Bước 6: Làm thủ tục xin giấy phép xây dựng, cải tạo
Sau khi có bản thiết kế, chủ nhà cần phải làm thủ tục xin giấy cấp phép xây dựng tại Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi có nhà ở cần cải tạo để có đủ điều kiện pháp lý thi công cải tạo nhà.
Tuy nhiên, chủ nhà cũng cần lưu ý rằng thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp phép, nếu quá hạn hay muốn thay đổi thiết kế cải tạo, chủ nhà sẽ phải làm thủ tục xin gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép cải tạo nhà ở riêng lẻ.
Bước 7: Tiến hành cải tạo nhà
Sau khi có đầy đủ giấy tờ cho phép cải tạo nhà và bản thiết kế cải tạo nhà, chủ nhà có thể bắt đầu tiến hành cải tạo nhà. Trong quá trình cải tạo nhà, chủ nhà nên ưu tiên sửa chữa hệ thống điện, nước và thông gió,... Sau đó là các vị trí bề mặt xuống cấp như chân tường bị bong tróc, võng sàn, nứt sàn,... Và cuối cùng là cải tạo nội - ngoại thất.

4. Chi phí khi thi công cải tạo nhà phố cổ cũ
Chi phí thi công cải tạo nhà phố cổ cũ dao động từ 50,000,000 - 1,000,000,000 VNĐ tùy vào mục đích và tổng số hạng mục cần cải tạo. Thông thường, chi phí cải tạo sẽ bao gồm các hạng mục như phá dỡ, xây và trát, ốp lát,... cụ thể:
Nhiệm vụ |
Giá (VNĐ/m2) |
|
Hạng mục phá dỡ |
Đục nền nhà và vận chuyển trạc thải |
95,000 |
Dóc tường nhà cũ và vận chuyển |
80,000 |
|
Dóc tường nhà vệ sinh và chuyển trạc |
85,000 |
|
Phá tường 10 và vận chuyển trạc thải |
210,000 |
|
Phá dỡ tường 20 và vận chuyển |
350,000 |
|
Phá dỡ sàn bê tông và chuyển trạc |
450,000 |
|
Tháo dỡ mái tôn và chuyển |
60,000 |
|
Hạng mục Xây và Trát |
Xây tường 110 (Nhân công + Vật tư) |
270,000 |
Xây tường 220 (Nhân công + Vật tư) |
485,000 |
|
Trát tường trong nhà (Nhân công + Vật tư) |
145,000 |
|
Trát tường ngoài nhà (Nhân công + Vật tư) |
185,000 |
|
Hạng mục Ốp lát |
Láng nền nhà 2 - 4cm (Nhân công + Vật tư) |
95,000 |
Láng nền nhà 5 - 10cm (nhân công + Vật tư) |
100,000 |
|
Lát nền nhà (Nhân công + Vật Tư) |
135,000 |
|
Ốp tường nhà (Nhân công + Vật Tư) |
145,000 |
|
Ốp chân tường (Nhân công + Vật Tư) |
45,000 |
|
Sơn tường nhà trọn gói |
Sơn nội thất lau chùi Maxilite 2 lớp |
40,000 |
Sơn nội thất Maxilite bóng 2 lớp |
45,000 |
|
Sơn nội thất lau chùi chống nấm mốc Jotun |
42,000 |
|
Sơn nội thất dạng lau chùi, sơn bóng |
50,000 |
|
Sơn Dulux 5 trong 1 |
53,000 |
|
Thi công thạch cao |
Trần thạch cao thả khung xương |
135,000 - 150,000 |
Trần thạch cao chìm khung xương |
160,0000 |
|
Trần thạch cao tấm chống ẩm khung xương |
185,000 - 195,000 |
|
Vách thạch cao 1 mặt khung xương |
190,000 - 200,000 |
|
Vách thạch cao 2 mặt khung xương |
280,000 - 300,000 |
|
Thi công điện nước |
Sửa đường ống cũ bằng ống gen nổi trên tường - loại gen tròn |
50,000 |
Sửa đường ống cũ bằng ống gen nổi trên tường - loại gen vuông |
70,000 |
|
Thi công điện, dán dây hoàn thiện |
80,000 |
|
Lắp đặt điện, rút dây hoàn thiện |
100,000 |
|
Lắp đặt điện dán dây + nước hoàn thiện |
140,000 |
|
Hạng mục lan can sắt, cầu thang sắt |
Cầu thang sắt (chưa tay vịn) |
1,300,000 |
Cầu thang xương sắt (chưa tay vịn) |
1,600,000 |
|
Lan can sắt hộp |
400,000 - 600,000 |
|
Lan can sắt mỹ thuật |
1,400,00 - 1,600,000 |
|
Sàn bê tông nhẹ Cemboard |
Thi công sàn Cemboard gác xép |
1,300,000 |
Thi công sàn Cemboard nâng tầng, cơi nới |
1,600,000 |
|
Hạng mục làm mái tôn |
Mái tôn loại tôn Việt Nhật |
290,000 - 490,000 |
Mái tôn loại tôn Hoa Sen |
310,000 - 500,000 |
|
Mái tôn loại tôn SSC |
300,000 - 400,000 |
|
Mái tôn loại tôn Olympic |
360,000 - 470,000 |
|
Mái tôn loại tôn TONMAT |
370,000 - 450,000 |
* Lưu ý:
- Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo
- Tùy thuộc vào từng vị trí, địa điểm của phố cổ mà đơn giá có thể sẽ có sự khác nhau
- Chi phí cải tạo nhà phố cổ sẽ đắt gấp khoảng từ 2 - 4 lần đơn giá cải tạo nhà phố thông thường (Do cần có biện pháp thi công phức tạp hơn, cần phải đảm bảo không được ảnh hưởng đến môi trường xung quanh)

5. 4 Mẫu cải tạo nhà phố cổ cũ tuyệt đẹp
Để có cái nhìn cụ thể hơn về cải tạo nhà phố, chủ nhà có thể tham khảo 4 mẫu nhà phố cổ tuyệt đẹp sau khi cải tạo dưới đây:




Các thiết kế cải tạo nhà phố cổ kể trên không chỉ phù hợp với những căn nhà có diện tích trung bình mà còn có thể áp dụng được với các căn nhà nhỏ, có diện tích chỉ 25m2, 30m2. Nếu bạn đang sở hữu căn nhà có diện tích hẹn chế, muốn mở rộng không gian, hãy tham khảo ngay 7 ý tưởng cải tạo nhà phố 30m2 mà Xây Tổ Ấm và đối tác đã triển khai thành công, để lên ý tưởng cho căn nhà của mình.
6. Một vài lưu ý khi cải tạo nhà phố cổ
Khi cải tạo nhà phố cổ, chủ nhà cũng nên lưu ý một số điểm sau:
- Không được nâng tầng: Vì lý do “bảo tồn” phố cổ, vì vậy chủ nhà không được phép cải tạo nhà phố cổ trở nên hiện đại hay nâng tầng.
- Xem xét yếu tố phong thủy: Chủ nhà nên kết hợp yếu tố phong thủy với các chi tiết thiết kế nhà để tạo ra một không gian sinh hoạt thuận tiện, đem lại may mắn.
- Tận dụng đồ nội thất cũ trong nhà: Chủ nhà không nên vứt bỏ hết tất cả các đồ dùng nội thất cũ mà nên tận dụng những món đồ còn mới, sơn hoặc dán giấy decal để làm mới và phù hợp hơn với thiết kế căn nhà.
- Nên thuê thiết kế và đội ngũ thi công uy tín: Chủ nhà nên lựa chọn đơn vị cải tạo nhà uy tín, chuyên nghiệp để yên tâm gửi gắm ngôi nhà của mình. Để có thể nhanh chóng tìm được một đơn vị cải tạo chất lượng, bạn có thể đến với Xây Tổ Ấm - nơi kết nối giữa chủ nhà và nhà thầu, giúp chủ nhà có được trải nghiệm cải tạo nhà chuyên nghiệp nhất với quy trình nhanh gọn chuẩn Nhật, tư vấn tận tình trước - trong - sau khi cải tạo nhà…

Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu tới bạn 6 điều cần biết khi cải tạo nhà phố cổ vô cùng chi tiết. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình lựa chọn đơn vị thiết kế, đừng ngần ngại liên hệ với Xây Tổ Ấm. Đội ngũ chuyên viên Xây Tổ Ấm hân hạnh đồng hành cùng bạn kiến tạo ngôi nhà mơ ước với sự tận tâm và trách nhiệm cao nhất!
Xây Tổ Ấm - GIẢI PHÁP LỰA CHỌN NHÀ THẦU LÝ TƯỞNG
- Email: info@xaytoam.vn
- Hotline: 024 7309 6896
- Số điện thoại: (+84) 936 365 851
- Địa chỉ: P903B, tòa Sun Red River, 23 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội