Kiến thức chung
Đang cập nhật
23/10/2023
2397 lượt xem
Quy định xây dựng hầm nhà phố: 6 điều bạn cần biết

Việc xây dựng các tầng hầm & bán hầm ( nửa nổi nửa chìm) nhằm mục đích tân dụng tăng diện tích không gian sử dụng làm gara đỗ xe, hay các phòng giải trí ( hầm rượu, phòng chiếu phim, karaoke), tăng tiện nghi cho ngôi nhà phố. Dưới đây là những quy định xây dựng hầm nhà phố chuẩn pháp lý mới nhất.

1. Quy định mới nhất về xây hầm nhà phố

1.1. Điều kiện để xin giấy phép xây hầm

Theo Điều 93 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật Kiến trúc 2019), điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị có tầng hầm như sau:

  • Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch và theo quy chế quản lý kiến trúc hiện hành.
  • Đảm bảo an toàn cho công trình & công trình lân cận: đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật. 
  • Giữ khoảng cách an toàn với công trình dễ có nguy cơ cháy nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
  • Thiết kế xây dựng nhà ở cần tuân thủ quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật xây dựng 2014.
  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà phố có tầng hầm cần chuẩn bị theo những yêu cầu tại khoản 1 (Điều 95, Điều 96 và Điều 97) thuộc Luật xây dựng 2014.
  • Đối với nhà phố được xây dựng trong đô thị chưa có quy hoạch cụ thể thì thiết kế xây dựng phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Chủ nhà cần làm đơn xin giấy phép xây dựng nhà phố kèm theo hạng mục tầng hầm
Chủ nhà cần làm đơn xin giấy phép xây dựng nhà phố kèm theo hạng mục tầng hầm

1.2. Ranh giới xây dựng đường hầm

Theo khoản 2 Điều 175 BLDS 2015 về ranh giới giữa các bất động sản thì: Chủ nhà phố được sử dụng không gian trong lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không làm ảnh hưởng đến công trình lân cận.

1.3. Số lượng hầm 

Theo TCVN 4319:2012 - nguyên tắc thiết kế nhà và công trình công cộng, số lượng tầng hầm trong nhà phố tuân theo quy định của khu vực, được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, với quy mô hộ gia đình, kiến trúc nhà phố thường chỉ xây dựng 1 tầng hầm. Yêu cầu bắt buộc là phải có 2 lối ra vào tầng hầm.

Nhà phố thông thường chỉ có 1 tầng hầm
Nhà phố thông thường chỉ có 1 tầng hầm

1.4. Chiều cao hầm

Chiều cao của tầng hầm nhà phố được quy định theo TCVN 4319:2012 - nguyên tắc thiết kế nhà và công trình công cộng như sau:

  • Chiều cao thông thủy (chiều cao từ mặt sàn đến mặt trong của trần) tối thiểu là 2,2m.
  • Nếu không gian tầng hầm được sử dụng cho mục đích thương mại thì chiều cao thông thủy từ 3,0m trở lên.
Chiều cao thông thủy của tầng hầm không nhỏ hơn 2,2m
Chiều cao thông thủy của tầng hầm không nhỏ hơn 2,2m

1.5. Độ dốc hầm

Theo TCVN 4319:2012 - nguyên tắc thiết kế nhà và công trình công cộng, độ dốc tầng hầm và tầng bán hầm không vượt quá 15% so với chiều sâu của tầng hầm. Đối với tầng hầm có dốc cong thì độ dốc không vượt quá 13% và dốc thẳng là 15%. Chiều cao của tầng hầm được tính từ mép cửa hầm vuông góc với mặt dốc.

Trường hợp nhà phố có diện tích khiêm tốn, tầng hầm hoặc tầng bán hầm phải thi công sát mặt đường thì độ dốc sẽ dao động trong khoảng 20% – 25%. Điều này có nghĩa là cứ tiến vào hầm 100cm thì nền hầm sẽ thấp xuống 25 cm.

Việc tuân thủ quy định về độ dốc trong quá trình thi công tầng hầm nhà phố giúp các phương tiện lưu thông thuận tiện và an toàn, đặc biệt là các loại xe ô tô có gầm thấp.

Đối với nhà phố có tầng hầm chìm, độ dốc hầm không vượt quá 15%-20% so với chiều sâu của tầng hầm
Đối với nhà phố có tầng hầm chìm, độ dốc hầm không vượt quá 15%-20% so với chiều sâu của tầng hầm

1.6. Kết cấu và nền hầm

Theo TCVN 4319:2012 - nguyên tắc thiết kế nhà và công trình công cộng thì kết cấu của tầng hầm cần có khả năng chịu lửa tối thiểu 2 giờ. Các vách ngăn hầm chống cháy và có giới hạn chịu lửa trên 2,5 giờ.

Nền của tầng hầm phải được đơn vị có chuyên môn tính toán kiểm tra cẩn thận để có phương án thiết kế phù hợp. Đồng thời, công tác chống thấm trong hầm cần được thực hiện tỉ mỉ, tránh trường hợp hầm bị thấm dột, ngập nước.

Chủ nhà cần chú ý để đảm bảo độ sáng và độ thoáng của tầng hầm
Chủ nhà cần chú ý để đảm bảo độ sáng và độ thoáng của tầng hầm

Lưu ý rằng bạn cần tính trước phương án xây tầng hầm ngay trong giai đoạn đầu tiên của quy trình xây dựng một ngôi nhà. Quy trình này sẽ bao gồm giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi công và nghiệm thu. Nắm rõ quy trình xây dựng nhà giúp bạn dự trù các rủi ro, đảm bảo cả quá trình suôn sẻ.

2. Một số lưu ý khi xây dựng hầm nhà phố

1 - Chống thấm & chống ngập

Chống thấm và chống ngập là hạng mục quan trọng để đảm bảo an toàn và thẩm mỹ cho công trình, đặc biệt tầng hầm trong các khu vực trũng thấp, thường bị ngập khi mưa lớn. Khi xây dựng tầng hầm, phải đảm bảo tính toán lắp đặt hệ thống thoát nước hợp lý. 

2 - Độ sáng và độ thoáng

Do vị trí nằm sâu dưới lòng đất, việc bố trí hệ thống ánh sáng và thoáng khí trong tầng hầm cũng vô cùng quan trọng, nhất là với ngôi nhà phố có nhiều hơn một tầng hầm. Để thiết kế tầng hầm sáng thoáng tối ưu, tốt nhất chủ nhà nên nhờ sự tư vấn của các đơn vị thi công chuyên nghiệp.

3 - Lựa chọn nhà thầu thi công giàu kinh nghiệm

Hầm nhà phố tuy chỉ là một hạng mục công trình phụ nhưng có rất nhiều quy định mà chủ nhà cần tuân thủ. Do đó, khi lựa chọn nhà thầu thi công nhà phố, chủ nhà nên lựa chọn những đơn vị có năng lực chuyên môn và giàu kinh nghiệm để có thể cung cấp cho chủ nhà những tư vấn pháp lý chính xác nhất.

Xây Tổ Ấm là nền tảng kết nối giữa chủ nhà và nhà thầu, sẽ cung cấp cho bạn giải pháp lựa chọn nhà thầu lý tưởng. Sở hữu mạng lưới 64+ nhà thầu đã được xác minh năng lực kỹ lưỡng cùng đội ngũ chuyên gia chuẩn Nhật có năng lực chuyên môn cao, Xây Tổ Ấm sẽ mang đến cho chủ nhà những trải nghiệm tuyệt vời như:

  • Lựa chọn nhà thầu nhanh chóng: Chủ nhà được đề xuất 3 nhà thầu phù hợp nhất với hiện trạng công trình, so sánh báo giá, các công trình đã hoàn thiện để có được lựa chọn tối ưu nhất.
  • Hạn chế rủi ro: Chuyên gia Xây Tổ Ấm đồng hành cùng chủ nhà trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng; đảm bảo quyền lợi cho chủ nhà.
  • Đảm bảo chất lượng công trình: Chuyên gia Xây Tổ Ấm trực tiếp giám sát công trình trong các giai đoạn quan trọng, cùng chủ nhà nghiệm thu, bàn giao để đảm bảo chất lượng công trình.
Xây Tổ Ấm là nền tảng kết nối giữa chủ nhà và nhà thầu, sẽ cung cấp cho bạn giải pháp lựa chọn nhà thầu lý tưởng
Xây Tổ Ấm là nền tảng kết nối giữa chủ nhà và nhà thầu, sẽ cung cấp cho bạn giải pháp lựa chọn nhà thầu lý tưởng

Bạn không chỉ cần nắm rõ các lưu ý xây hầm mà còn cần áp dụng đúng trong quy trình xây dựng công trình dân dụng. Quy trình này sẽ định hướng chi tiết từng bước, nhiệm vụ cần làm và các lưu ý đảm bảo sự an toàn khi thi công, xây dựng nhà ở.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về các quy định xây dựng hầm nhà phố. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, chủ nhà có thể liên hệ với Xây Tổ Ấm. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ lắng nghe và đưa ra cho bạn những lời khuyên khách quan nhất.

Xây Tổ Ấm - GIẢI PHÁP LỰA CHỌN NHÀ THẦU LÝ TƯỞNG

  • Email: info@xaytoam.vn
  • Hotline: 024 7309 6896
  • Số điện thoại: (+84) 936 365 851
  • Địa chỉ: P903B, tòa Sun Red River, 23 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội