Kiến thức chung
Đang cập nhật
27/11/2023
1630 lượt xem
Xây nhà 3 tầng mất bao lâu? 11+ Lưu ý trong quy trình xây nhà 3 tầng

Bạn đang chuẩn bị xây nhà 3 tầng nhưng không biết thời gian hoàn thành là bao lâu, cần lưu ý những gì để quá trình xây diễn ra thuận lợi và có được một căn nhà ưng ý? Đừng lo, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 13+ lưu ý trong quy trình xây nhà 3 tầng theo từng giai đoạn và thời gian vô cùng chi tiết.

1. Thời gian xây nhà 3 tầng

Thời gian xây nhà 3 tầng thường kéo dài từ 4,5 – 5 tháng (~ 185 ngày), trong đó:

 1 - Giai đoạn chuẩn bị xây nhà

  • Bản vẽ thiết kế: ~ 1 tháng
  • Thủ tục pháp lý: ~ 10 ngày (Không tính thứ 7, chủ nhật và ngày lễ)

*Lưu ý: Nếu chủ nhà vẫn chưa có bản thiết kế hay lô đất chưa có sổ đỏ hoặc có xảy ra tranh chấp về xác định ranh giới với hàng xóm, thời gian làm thủ tục xin giấy phép sẽ bị kéo dài. Do vậy, chủ nhà nên chuẩn bị đầy đủ thủ tục pháp lý rõ ràng (sổ đỏ đã sang tên chính chủ, làm xác định ranh giới địa chính với địa chính của UBND phường, đóng thuế đất đầy đủ, đăng ký đấu nối điện nước và đặc biệt cần thuê đơn vị thiết kế chuyên nghiệp để làm hồ sơ thiết kế bản vẽ xin giấy phép xây dựng đầy đủ).

2 - Giai đoạn thi công nhà 3 tầng

  • Móng nhà: ~ 15 – 20 ngày (móng đơn) và ~ 20 - 25 ngày (móng đài cọc, móng băng)
  • Khung nhà: ~ 60 – 75 ngày và tùy thuộc vào phong cách kiến trúc, điều kiện thời tiết, thời gian có thể có sự chênh lệch
  • Mái nhà: ~ 20 – 25 ngày (Đối với loại mái Thái, thời gian thi công có thể dao động từ 35 - 40 ngày)
  • Hoàn thiện nhà: ~ 45 ngày

Thời gian xây nhà 3 tầng thường kéo dài từ 4,5 – 5 tháng (~ 185 ngày)

Thời gian xây nhà 3 tầng thường kéo dài từ 4,5 – 5 tháng (~ 185 ngày)

2. 7 lưu ý khi chuẩn bị xây nhà 3 tầng

Để quá trình xây nhà 3 tầng diễn ra thuận lợi, chủ nhà cần ghi nhớ 7 lưu ý trong quá trình chuẩn bị xây nhà dưới đây:

2.1. Nên lựa chọn mảnh đất có đầy đủ tính pháp lý

Trước khi quyết định bất cứ mảnh đất nào, chủ nhà cũng cần đảm bảo mảnh đất đó phải có đầy đủ tính pháp lý, cụ thể:

  • Mảnh đất phải có đầy đủ các giấy tờ, quyền sở hữu đất và sử dụng đất
  • Mảnh đất không được gặp các vấn đề xấu như tranh chấp đất đai

Đặc biệt, chủ nhà cũng không nên chọn mảnh đất thuộc dự án của Chính Phủ hay có liên quan tới các vấn đề quy hoạch, nhằm tránh tình trạng mảnh đất bị thu hồi cho nhà nước về sau. Bên cạnh đó, khi chọn mua đất, chủ nhà cũng có thể quan tâm một số tiêu chí như:

  • Hợp phong thủy: Mảnh đất có hướng và thế đất phù hợp với độ tuổi của chủ nhà, nhằm đem đến sự hài hòa và thuận lợi trong cuộc sống của chủ nhà. Ngoài ra, chủ nhà cũng nên hạn chế chọn mảnh đất có địa thế quá thấp, dễ bị ngập lụt hay sạt lở.
  • Môi trường sống tốt: Chủ nhà cũng nên chọn mảnh đất có vị trí gần các tiện ích như chợ, siêu thị, bến xe,... hay các vị trí gần trường học và nơi làm việc, nhằm thuận tiện cho việc đi lại.

Chủ nhà nên chọn mảnh đất có đầy đủ giấy tờ pháp lý, không bị tranh chấp để hạn chế các mâu thuẫn về sau

Chủ nhà nên chọn mảnh đất có đầy đủ giấy tờ pháp lý, không bị tranh chấp để hạn chế các mâu thuẫn về sau

2.2. Cân nhắc nhu cầu tương lai khi lên ý tưởng xây nhà 3 tầng

Thông thường, khi xây nhà 3 tầng, nhiều chủ nhà chỉ lên ý tưởng thiết kế nhà theo các nhu cầu hiện tại (ví dụ: số lượng phòng phù hợp với số thành viên hiện tại), mà không tính toán đến các nhu cầu tương lai như có thêm thành viên mới, bố mẹ dưới quê lên, thuê người giúp việc,... Do đó, trong tương lai, căn nhà có thể bị thiếu phòng, thiếu không gian sinh hoạt.

Vì vậy, khi lên ý tưởng thiết kế nhà 3 tầng, chủ nhà nên cân nhắc kỹ lưỡng giữa các nhu cầu hiện tại và các yếu tố tương lai. Chẳng hạn, chủ nhà có thể xây thêm phòng trống hoặc xây cọc chờ sẵn để nâng tầng, mở rộng không gian về sau,...

Nhiều chủ nhà sau khi cân nhắc kỹ nhu cầu của bản thân lại lựa chọn giảm số tầng để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu như nhà cấp 4, nhà 2 tầng. Với mỗi kiểu nhà, chi phí và quy trình xây dựng sẽ rất khác nhau, bạn có thể tham khảo thêm quy trình xây dựng nhà cấp 4 hoặc quy trình xây nhà 2 tầng để nắm thêm thông tin chi tiết.

Khi lên ý tưởng xây nhà 3 tầng, chủ nhà nên cân nhắc cả yếu tố tương lại để bố trí số lượng phòng phù hợp

Khi lên ý tưởng xây nhà 3 tầng, chủ nhà nên cân nhắc cả yếu tố tương lại để bố trí số lượng phòng phù hợp

2.3. Chuẩn bị chi phí phát sinh khi dự trù ngân sách xây nhà 3 tầng

Bên cạnh việc tính toán đầy đủ các khoản phí xây nhà 3 tầng như:

  • Phí tháo dỡ nhà cũ (nếu có)
  • Phí thiết kế nhà 3 tầng
  • Phí xử lý nền móng (nếu có)
  • Phí xây dựng nhà 3 tầng (phần thô và hoàn thiện nhà)
  • Phí hoàn thiện nội thất

Chủ nhà cũng cần dự trù một khoản phí phát sinh (khoảng 15 - 30% tổng chi phí xây dựng) để dễ dàng đối phó với các rủi ro không mong muốn hay các tình huống thay đổi thiết kế, nâng cấp vật tư,...

Chủ nhà nên dự trù chi phí phát sinh khoảng 15 - 30% tổng chi phí xây dựng, nhằm dễ dàng đối phó với rủi ro không mong muốn về sau

Chủ nhà nên dự trù chi phí phát sinh khoảng 15 - 30% tổng chi phí xây dựng, nhằm dễ dàng đối phó với rủi ro không mong muốn về sau

2.4. Nên xây nhà vào mùa khô

Thời điểm xây nhà 3 tầng là một yếu tố vô cùng quan trọng, giúp quá trình xây nhà diễn ra suôn sẻ. Chủ nhà nên tính toán và lựa chọn thời điểm xây nhà sao cho các thời điểm quan trọng như xây thô hay sơn tường vào mùa khô.

Chẳng hạn, tại miền Bắc, chủ nhà có thể lựa chọn thời điểm khởi công vào tháng 3 dương lịch để giai đoạn hoàn tất xây dựng sẽ diễn ra trong khoảng tháng 8 - 9 và giai đoạn sơn tường & thi công nội thất sẽ hoàn tất vào mùa khô (tháng 10 - 12).

Bên cạnh đó, chủ nhà cũng cần sắp xếp thời gian xây nhà sao phù hợp với:

  • Thời gian thi công phù hợp với quy định chung của khu vực: Chủ nhà nên tính toán thời gian xây nhà sao cho phù hợp với thời gian sinh hoạt của khu vực lân cận. Đặc biệt có một số nơi, thi công không được phép tiến hành vào ban đêm.
  • Khả năng tuyển dụng nhân công lao động: Đa phần lao động trong ngành xây dựng thường làm việc theo mùa vụ. Do đó, việc đảm bảo đủ lao động trong những tháng cao điểm thường gặp khó khăn, dẫn đến trễ tiến độ của dự án.

Chủ nhà nên lựa chọn thời điểm xây nhà 3 tầng sao cho các thời điểm quan trọng như xây thô hay sơn tường vào mùa khô

Chủ nhà nên lựa chọn thời điểm xây nhà 3 tầng sao cho các thời điểm quan trọng như xây thô hay sơn tường vào mùa khô

2.5. Lựa chọn nhà thầu thiết kế & thi công chuyên nghiệp

Trước khi lựa chọn bất cứ nhà thầu thiết kế hay thi công nào, chủ nhà cũng nên đánh giá và chọn lựa kỹ càng, nhằm tránh tình trạng nhà thầu thi công lỗi, làm chậm tiến độ dự án,... Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá nhà thầu mà chủ nhà có thể tham khảo như:

  • Hồ sơ năng lực của nhà thầu: Chủ nhà có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp giấy chứng nhận năng lực hoạt động/ giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động nhằm kiểm tra năng lực nhà thầu và xem xét giấy tờ có hợp lệ, còn thời hạn hay không.
  • Tham khảo các sản phẩm của đơn vị đã thực hiện trước đó: Chủ nhà nên tham khảo các mẫu thiết kế hoặc đến thăm công trình nhà 3 tầng mà nhà thầu đã thực hiện, để đánh giá chất lượng nhà thầu, cũng như so sánh với sở thích và ngân sách của bản thân.
  • Đánh giá của các khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ: Chủ nhà nên tham khảo các phản hồi của khách hàng trước đó, tuy nhiên, chủ nhà nên cẩn trọng, chọn lựa nguồn đáng tin cậy, tránh bị ảnh hưởng bởi quảng cáo.
  • Quy trình làm việc rõ ràng: Chủ nhà nên tìm hiểu quy trình làm việc của nhà thầu, từ các bước khảo sát, thiết kế, thi công cho đến bàn giao. Đặc biệt, chủ nhà nên tìm hiểu kỹ thời điểm bắt đầu - kết thúc dự án, các quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên. Từ đó, chủ nhà sẽ tiến hành so sánh và chọn lựa nhà thầu có đầy đủ quy trình, điều khoản rõ ràng nhất.
  • Các chính sách giá cả: Chủ nhà nên tham khảo các báo giá xây dựng nhà 3 tầng của nhà thầu. Đặc biệt, chủ nhà nên đánh giá và so sánh từng hạng mục trong báo giá, thay vì chỉ so sánh tổng giá, bởi mỗi nhà thầu sẽ có những báo giá khác nhau.
  • Chính sách, dịch vụ trước - sau: Chủ nhà cần xem xét các chính sách như điều kiện được bảo hành, thời gian bảo hành, cách thức bảo trì, sửa chữa,...

Ngoài ra, khoản 2, điều 6 của thông tư số 10/2014/TT-BXD của Bộ Xây dựng có quy định: “Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng lớn hơn 250m2, từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở trong khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa hoặc trường hợp nâng tầng nhà ở thì việc thiết kế phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng thực hiện.”

Do đó, nếu căn nhà 3 tầng có diện tích sàn lớn hơn 250m2 hoặc nhà 3 tầng thuộc các khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa, chủ nhà sẽ bắt buộc phải thuê thiết kế (nếu chủ nhà không có kiến thức chuyên môn về xây dựng).

Chủ nhà nên lựa chọn nhà thầu kỹ càng theo nhiều tiêu chí, để đảm bảo tính an toàn, thẩm mỹ và công năng của căn nhà

Chủ nhà nên lựa chọn nhà thầu kỹ càng theo nhiều tiêu chí, để đảm bảo tính an toàn, thẩm mỹ và công năng của căn nhà

2.6. Nhà 3 tầng có diện tích sàn >250m2 sẽ phải khảo sát địa chất

Khoản 2 điều 5 thông tư số 10/2014/TT-BXD có quy định: “Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng lớn hơn 250m2, từ 3 tầng trở lên, chủ nhà phải thuê nhà thầu khảo sát xây dựng có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện khảo sát địa chất công trình”. Do đó, những căn nhà 3 tầng có diện tích sàn lớn hơn 250m2, chủ nhà cần phải thuê đơn vị khoan, khảo sát địa chất công trình.

Nếu căn nhà 3 tầng có diện tích sàn lớn hơn 250m2, chủ nhà cần phải thuê khảo sát địa chất công trình

Nếu căn nhà 3 tầng có diện tích sàn lớn hơn 250m2, chủ nhà cần phải thuê khảo sát địa chất công trình

Với các dự án xây dựng nhà phố, việc khảo sát địa chất là bước quan trọng để có phương án xử lý nền móng phù hợp. Nếu không, các ngôi nhà liền sát sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu căn nhà xảy ra vấn đề sụt, lún,... Xem ngay quy trình thi công nhà phố chi tiết, giúp chủ nhà nhận thức và phòng tránh các rủi ro.

2.7. Xin giấy phép xây dựng

Thông thường các căn nhà 3 tầng nằm ở các quận, huyện, thành phố hoặc nằm ở nông thôn nhưng thuộc diện quy hoạch của xã, khu bảo tồn, di tích lịch sử, chủ nhà cần phải làm thủ tục xin giấy phép xây dựng.

Tuy nhiên, theo mục i, khoản 2, điều 89, luật Xây dựng sửa đổi 2020 có quy định những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm: “ Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa”.

Do đó, chủ nhà cần kiểm tra xem khu vực có quy hoạch hay chưa, nếu chưa có, chủ nhà không cần xin phép xây dựng.

Nếu chủ nhà thuộc diện phải xin giấy phép xây dựng, chủ nhà cần chuẩn bị một bộ hồ sơ, bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
  • Bản sao những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng;
  • Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có Bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề hoặc đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu nêu trên thì hồ sơ còn phải bổ sung Bản sao hoặc tệp tin chứa Bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận (điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD).

Nếu căn nhà 3 tầng thuộc nằm ở các quận, huyện, thành phố hoặc thuộc diện quy hoạch của xã, khu bảo tồn, di tích lịch sử, chủ nhà cần phải xin giấy phép xây dựng

Nếu căn nhà 3 tầng thuộc nằm ở các quận, huyện, thành phố hoặc thuộc diện quy hoạch của xã, khu bảo tồn, di tích lịch sử, chủ nhà cần phải xin giấy phép xây dựng

3. 4 Lưu ý khi thi công nhà 3 tầng chủ nhà cần nắm rõ

Khi thi công nhà 3 tầng, chủ nhà cần lưu ý 4 điều sau:

3.1. Dọn dẹp sạch mặt bằng trước khi thi công

Dọn dẹp sạch mặt bằng là quá trình các đơn vị công phá bỏ nhà cũ, tháo dỡ các đường dây, đường ống,... Công đoạn này tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, chẳng hạn như công nhân bị thương do bị vật nặng/vật sắc nhọn rơi vào người, bị điện giật do tiếp xúc với các đường dây điện bị hở,...

Do đó, khi tiến hành làm sạch mặt bằng, chủ nhà cần:

  • Giám sát và đảm bảo đội thi công mặc đầy đủ quần áo bảo hộ an toàn, thực hiện các công tác tháo dỡ theo đúng quy trình.
  • Yêu cầu đội ngũ thi công phải tháo dỡ cẩn thận, tuyệt đối không được làm ảnh hưởng tới công trình nhà hàng xóm, ngoài ra cần phải chuẩn bị các phương án chống đỡ công trình lân cận nếu cần thiết.
  • Chuẩn bị chỗ nghỉ ngơi an toàn, sạch sẽ cho đội thợ thi công, nhằm đảm bảo họ được nghỉ ngơi đầy đủ, có sức khỏe tốt để thực hiện việc xây dựng nhà.

Đặc biệt, nhằm tránh ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh và người qua lại, chủ nhà nên làm hàng rào che chắn, bạt phủ và treo biển báo cho công trình xây dựng.

Để thực hiện quá trình phá dỡ công trình trơn tru, an toàn, chủ nhà nên tìm hiểu chi tiết cách thi công phá dỡ nhà phố được hướng dẫn bởi các chuyên gia của Xây Tổ Ấm. Bài viết sẽ gợi ý các biện pháp phá dỡ và các lưu ý quan trọng đảm bảo an toàn.

Đội thợ thi công cần phải mặc đầy đủ quần áo bảo hộ an toàn, thực hiện các công tác tháo dỡ đúng quy trình và làm rào chắn để tránh ảnh hưởng tới hàng xóm

Đội thợ thi công cần phải mặc đầy đủ quần áo bảo hộ an toàn, thực hiện các công tác tháo dỡ đúng quy trình và làm rào chắn để tránh ảnh hưởng tới hàng xóm

3.2. Chuẩn bị và kiểm tra nghiệm thu đầu vào vật liệu xây dựng

1 - Chuẩn bị vật liệu xây dựng

Vật liệu thi công xây nhà 3 tầng thườngbao gồm: sắt, thép, xi măng, cát đá, gạch, bê tông, dây điện, ống nước, mái tôn, mái ngói,... Chủ đầu tư cần có dự trù về khối lượng vật tư xây dựng trước khi thi công để có kế hoạch đặt hàng hoặc xác nhận lượng vật tư cần sử dụng với nhà thầu thi công để tránh việc vật tư bị đội giá khi thị trường khan hiếm hoặc thiếu hụt vật tư khi đang thi công.

Khi nhập các vật tư xây dựng, chủ nhà có thể gặp phải các rủi ro như đội thợ ăn bớt vật liệu, đánh tráo vật liệu có chất lượng thấp,... Điều này gây ra nhiều rủi ro cho chủ nhà như mất thêm chi phí mua vật liệu, chất lượng nhà 3 tầng không được đảm bảo,...

Vì vậy, khi nhập vật liệu thi công, chủ nhà cần giám sát và kiểm tra nghiêm ngặt. Tất cả các vật liệu cần phải có nguồn gốc xuất xứ, chủng loại, số lượng giống với hợp đồng mà chủ nhà đã ký với nhà thầu.

Chủ nhà cần giám sát nghiêm ngặt vật liệu đầu vào từ nhẵn mắc, số lượng, xuất xứ cần phải đúng theo hợp đồng

Chủ nhà cần giám sát nghiêm ngặt vật liệu đầu vào từ nhẵn mắc, số lượng, xuất xứ cần phải đúng theo hợp đồng

2 - Giám sát quá trình thi công phần thô

Quá trình làm móng là một hạng mục quan trọng, quyết định sự vững chắc của căn nhà 3 tầng. Do đó, chủ nhà cần giám sát nghiêm ngặt quá trình thi công phần móng và đảm bảo đội thợ phải thực hiện đầy đủ các giai đoạn sau:

  • Đào đất hố móng, kiểm tra tình trạng nền đất, đảm bảo nền móng là lớp đất tốt, đã được đầm nén chặt. Sau đó tiếp tục thi công đào đà kiềng, sau đó đổ bê tông lót móng và đà kiềng
  • Lắp dựng ván khuôn, cốt thép và đổ bê tông móng đà kiềng, đà giằng
  • Tiếp tục đào đất, xây bể phốt và hố ga

Sau đó, đội thợ sẽ tiến hành thi công phần thân và phần mái. Trong quá trình xây thô này, chủ nhà cần giám sát và nhắc nhở đội thợ thực hiện đầy đủ các công đoạn sau:

  • Lắp dựng cốt thép, ván khuôn và cho đổ bê tông cột
  • Lắp dựng ván khuôn, lắp đặt cốt thép dầm, sàn đúng theo như bản vẽ kỹ thuật
  • Lắp đặt hệ thống đường ống theo như kỹ thuật âm sàn
  • Đổ bê tông dầm và sàn
  • Xây tường bao che, che chắn công trình đảm bảo đúng theo yêu cầu kỹ thuật
  • Xây dựng các tường ngăn và thi công xây dựng cầu thang
  • Thi công lắp đặt đường dây điện và ống nước âm tường và tô trát trần, tường từ trong ra ngoài nhà

Tuy nhiên, để có được căn nhà hoàn chỉnh và ưng ý, việc giám sát đội thợ làm đầy đủ từng bước kể trên là chưa đủ. Chủ nhà cần đảm bảo đội thợ phải làm đúng, chính xác theo kỹ thuật. Thế nhưng, không phải chủ nhà nào cũng có kiến thức và thời gian để giám sát thợ làm đúng kỹ thuật như vậy. Do đó, chủ nhà nên thuê giám sát viên để hỗ trợ chủ nhà trong quá trình này.

Trong quá trình thi công móng và phần thô, chủ nhà cần giám sát đội thợ thực hiện đầy đủ các bước và đúng kỹ thuật

Trong quá trình thi công móng và phần thô, chủ nhà cần giám sát đội thợ thực hiện đầy đủ các bước và đúng kỹ thuật

3.3. Đảm bảo quá trình thi công hoàn thiện được thực hiện theo đúng quy trình

Để căn nhà 3 tầng trở nên hoàn mỹ, công đoạn thi công hoàn thiện cũng vô cùng quan trọng, chủ nhà cần đảm bảo đội thợ thi công thực hiện đúng quy trình và đúng tiến độ các hạng mục dưới đây.

1 - Láng sàn

Láng sàn là công đoạn giúp cho sàn nhà bằng phẳng, không bị gồ ghề, đảm bảo tính thẩm mỹ và sự an toàn khi di chuyển. Tuy nhiên, để có được sàn nhà láng mịn, chủ nhà cần đảm bảo thợ thi công phải láng sàn ngay khi nền láng chưa khô hẳn.

Nhưng nếu nền láng bê tông bị quá khô, chủ nhà có thể yêu cầu thợ thi công băm mặt bê tông, sau đó chải và rửa sạch trước khi láng.

Để có được sàn nhà láng mịn, chủ nhà cần đảm bảo thợ thi công phải láng sàn ngay khi nền láng chưa khô hẳn

Để có được sàn nhà láng mịn, chủ nhà cần đảm bảo thợ thi công phải láng sàn ngay khi nền láng chưa khô hẳn

2 - Trát tường

Trát tường là việc làm phẳng tường hoặc trám vật liệu vào những chỗ hở/ lồi lõm, nhằm tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ tường khỏi nguy cơ rạn nứt. Để có thể trát tường hiệu quả, chủ nhà cần yêu cầu thợ:

  • Tưới nước dưỡng ẩm bề mặt tường trước khi trát (khoảng từ 6 - 12 tiếng).
  • Trát thành 2 lớp với lớp thứ 1 là lớp lót. Khi lớp thứ 1 se lại, thợ sẽ trát lớp thứ 2 và khi lớp thứ 2 này se lại, thợ sẽ tiến hành xoa mặt vữa. Đặc biệt, trong khi trát, thợ cần trát đến đâu là xoa mặt đến đó và trát liên tục một bức tường để tránh hiện tường giáp mi và co ngót không đều. Ngoài ra, khi ngưng trát, thợ phải để mạch vữa hình răng cưa.
  • Sau khi trát 24 tiếng, thợ cần tiến hành phun ẩm để bảo dưỡng và phòng tránh hiện tượng rạn nứt trên bề mặt trát và duy trì từ 2 - 3 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
  • Cuối cùng, kiểm tra chất lượng của vữa và trát vữa đều tay, láng mịn, không được để lại các vết nứt nào trên tường.

Trát tường là việc làm phẳng tường nhằm tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ tường khỏi nguy cơ rạn nứt

Trát tường là việc làm phẳng tường nhằm tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ tường khỏi nguy cơ rạn nứt

3 - Sơn bả tường

Sau khi trát tường, thợ thi công sẽ tiến hành sơn bả. Đây là quá trình thi công sơn kèm theo bả matit giúp cho bề mặt tường láng mịn, lớp sơn được bóng đẹp hơn. Tuy nhiên, khi sơn bả tường, chủ nhà cần chọn loại sơn gốc nước để bảo vệ sức khỏe gia đình, cũng như hỗ trợ thoát ẩm tốt, hạn chế tình trạng phồng rộp.

Bên cạnh đó, khi sơn bả tường, chủ nhà cũng cần yêu cầu thợ sơn 2 lớp lót màu trắng trước khi sơn màu, nhằm giúp màu sơn lên tường được chính xác hơn. Khi lớp sơn hoàn thiện, chủ nhà cần giám sát thật kỹ và đảm bảo bề mặt sơn phải đồng đều, không loang lổ hay có vết ố. Hay, lớp sơn không xuất hiện vết nứt, không bị vón cục và phải có độ bóng nhất định.

Chủ nhà cần chọn loại sơn gốc nước để bảo vệ sức khỏe gia đình, cũng như hỗ trợ thoát ẩm tốt, hạn chế tình trạng phồng rộp

Chủ nhà cần chọn loại sơn gốc nước để bảo vệ sức khỏe gia đình, cũng như hỗ trợ thoát ẩm tốt, hạn chế tình trạng phồng rộp

4 - Lắp đặt hệ thống điện, cấp thoát nước, kỹ thuật

Tiếp đó, căn nhà 3 tầng sẽ được lắp đặt hệ thống điện, nước, kỹ thuật. Đây cũng là một hạng mục quan trọng giúp đảm bảo sự an toàn và tính thẩm mỹ của căn nhà. Để có thể thực hiện hạng mục này một cách hiệu quả, hạn chế phát sinh lỗi, chủ nhà cần bàn bạc trước độ ngũ thi công và giám sát họ:

  • Thực hiện lắp đặt hệ thống điện - nước đúng theo chỉ dẫn trong bản vẽ kỹ thuật/ hướng dẫn từ nhà sản xuất.
  • Kiểm tra các mối nối thật kỹ trước khi lắp đặt.
  • Không bố trí quá nhiều ổ cắm điện trong phòng, vì chúng sẽ làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của căn phòng.

Lắp đặt hệ thống điện, cấp thoát nước, kỹ thuật là một hạng mục quan trọng cần được thực hiện theo đúng quy trình/ hướng dẫn

Lắp đặt hệ thống điện, cấp thoát nước, kỹ thuật là một hạng mục quan trọng cần được thực hiện theo đúng quy trình/ hướng dẫn

5 - Ốp, lát gạch

Để có được bề mặt gạch ốp phẳng đẹp, hạn chế tình trạng sửa chữa dẫn đến làm chậm tiến độ dự án xây nhà 3 tầng, chủ nhà cần lưu ý với đội thợ thi công:

  • Độ dốc của mặt ốp lát phải phù hợp với từng công năng (nhà vệ sinh, sân thượng cần nghiêng về phía cống thoát nước, phòng khách cần bằng phẳng,...)
  • Bề mặt ốp lát cần phải phẳng mịn
  • Mạch lát giữa các tấm gạch cần được lát đầy vữa nhưng không được nổi cộm hay có gờ

Bên cạnh đó, chủ nhà cũng nên lựa chọn loại gạch phù hợp với từng khu vực chức năng. Chẳng hạn, phòng tắm, nhà bếp, cầu thang, bạn sẽ dùng loại gạch nhám, chống trơn trượt tốt.

Chủ nhà nên lựa chọn loại gạch phù hợp với từng khu vực chức năng và đảm bảo kỹ thuật ốp lát đạt chuẩn, nhằm hạn chế sửa chữa, làm chậm tiến độ dự án

Chủ nhà nên lựa chọn loại gạch phù hợp với từng khu vực chức năng và đảm bảo kỹ thuật ốp lát đạt chuẩn, nhằm hạn chế sửa chữa, làm chậm tiến độ dự án

6 - Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, đèn trang trí

Tiếp đó, đơn vị thi công sẽ tiến hành lắp đặt các thiết bị điện như đèn chiếu sáng, đèn trang trí và hệ thống công tắc, ổ cắm,... Ở bước này, chủ nhà cũng cần theo dõi và đảm bảo họ lắp đặt đúng vị trí và hướng dẫn của nhà sản xuất.

Nhà thầu sẽ tiến hành lắp đặt các thiết bị điện như công tắc, ổ cắm, đèn chiếu sáng,...

Nhà thầu sẽ tiến hành lắp đặt các thiết bị điện như công tắc, ổ cắm, đèn chiếu sáng,...

7 - Lắp đặt nội thất

Cuối cùng là giai đoạn hoàn thiện nội thất, trong đó, nội thất sẽ được chia làm hai loại là: nội thất liền tường và nội thất hoàn thiện.

  • Nội thất liền tường: Bao gồm nhà vệ sinh, hệ thống cửa sổ - cửa ra vào, kệ tủ, tay vịn cầu thang,... Đây là những hạng mục nội thất quan trọng, chủ nhà cần giám sát chặt chẽ và yêu cầu thợ thi công đúng vị trí như bản thiết kế.
  • Nội thất hoàn thiện: Bao gồm tivi, tủ lạnh, bàn ghế,... Đây là những thiết bị thường được chủ nhà tự tay sắm sửa. Tuy nhiên, chủ nhà cũng nên phối hợp với độ thợ lắp đặt nội thất liền tường sao cho phù hợp với các thiết bị này. Ví dụ, khe hở giữa tủ bếp có kích thước vừa với lò vi sóng,...

Lắp đặt nội thất cho căn nhà 3 tầng

Lắp đặt nội thất cho căn nhà 3 tầng

3.4. Làm vệ sinh nhà sạch sẽ trước khi dọn đến ở

Khi làm vệ sinh nhà ở 3 tầng sau khi hoàn thiện, chủ nhà cần đảm bảo tuân theo nguyên tắc: dọn từ trên xuống, từ trong ra ngoài, từ khu vực nước cho tới khu vực khô. Ngoài ra,một số hạng mục dễ bị dính bẩn khi xây nhà dưới đây, chủ nhà cần đặc biệt lưu ý và vệ sinh ngay sau khi hoàn thiện xây nhà 3 tầng, cụ thể:

  • Vệ sinh sàn nhà: Sàn nhà sau khi xây thường bị dính sơn hoặc xi măng khô. Nếu không xử lý sớm, các vết sơn xi sẽ bám dính lại và rất khó xử lý về sau.
  • Làm sạch thiết bị tại nhà vệ sinh/ nhà tắm: Các đồ dùng bằng kim loại như inox thường rất nhạy cảm với hóa chất tẩy rửa mạnh. Do đó, khi vệ sinh các thiết bị này, chủ nhà không nên sử dụng các hoá chất mạnh như HCL hay OKAY, nếu không chúng rất dễ bị ố vàng.
  • Vệ sinh đồ gỗ: Chủ nhà nên sử dụng nước tẩy riêng dành cho đồ gỗ, tránh tình trạng sử dụng quá nhiều nước, dẫn tới đồ gỗ bị phồng rộp, hư hỏng.

Ngoài ra, nhà 3 tầng mới xây thường có mùi khá khó chịu và có thể ảnh hướng tới sức khỏe của gia đình. Do đó trước khi dọn đồ về sinh sống tại nhà mới, chủ nhà cần thực hiện các công đoạn khử mùi. Dưới đây là một số mẹo khử mùi nhà mới hiệu quả mà chủ nhà có thể tham khảo:

  • Mở tất cả các cửa và bật quạt thông gió, nhằm làm loãng mùi sơn, giúp lưu thông không khí.
  • Sử dụng một chậu nước muối loãng đặt ở các góc nhà, nhằm làm loãng mùi hôi và mùi sơn nhà mới.
  • Bã cà phê đã qua sử dụng/ than hoạt tính có khả năng hút mùi hiệu quả, nên chủ nhà có thể đặt bã cà phê/ than hoạt tính xung quanh nhà để khử mùi nhà mới,...

Vệ sinh nội thất và khử mùi nhà 3 tầng sau khi thi công hoàn thiện nội thất

Vệ sinh nội thất và khử mùi nhà 3 tầng sau khi thi công hoàn thiện nội thất

4. 2 lưu ý khi nghiệm thu, bàn giao và thanh toán

Khi nghiệm thu, bàn giao và thanh toán, chủ nhà cần lưu ý 2 điều dưới đây:

4.1. Nghiệm thu, bàn giao công trình

Việc nghiệm thu không phải chỉ diễn ra khi căn nhà 3 tầng đã được hoàn tất mà sẽ được diễn ra liên tục trong quá trình thi công, xây dựng.

Do đó, chủ nhà cần kiểm tra lại kỹ lưỡng các hạng mục đã được thực hiện đúng với các yêu cầu, điều kiện trong hợp đồng đã ký kết chưa, có lỗi phát sinh nào không,... Một số hạng mục mà chủ nhà cần đặc biệt lưu tâm và kiểm tra kỹ, có thể kể đến như: 

  • Hạng mục chống thấm
  • Hạng mục trần, tường, sàn
  • Thiết bị nội thất
  • Thiết bị điện
  • Hạng mục cấp thoát nước

Việc nghiệm thu không phải chỉ diễn ra khi căn nhà 3 tầng đã được hoàn tất mà sẽ được diễn ra liên tục trong quá trình thi công, xây dựng

Việc nghiệm thu không phải chỉ diễn ra khi căn nhà 3 tầng đã được hoàn tất mà sẽ được diễn ra liên tục trong quá trình thi công, xây dựng

4.2. Thanh toán lần cuối & giữ tiền bảo hành

Khi thanh toán tiền xây nhà 3 tầng lần cuối cho nhà thầu, chủ nhà không nên trả hết luôn mà nên giữ tiền bảo hành của Nhà thầu (theo quy định Điều 28 Nghị định 06/2021/NĐ-CP là 5% trong 1 năm) và thể hiện điều kiện này ngay trong Hợp đồng nhằm hạn chế tranh chấp, mâu thuẫn về sau.

Chủ nhà sẽ thanh toán tiền lần cuối cho nhà thầu, đồng thời nên giữ lại khoảng 5% tiền bảo hành (khoảng 1 năm) và điều này cần thể hiện trên hợp đồng

Chủ nhà sẽ thanh toán tiền lần cuối cho nhà thầu, đồng thời nên giữ lại khoảng 5% tiền bảo hành (khoảng 1 năm) và điều này cần thể hiện trên hợp đồng

Xây Tổ Ấm - Cầu nối giữa chủ nhà và nhà thầu thiết kế - xây dựng nhà 3 tầng uy tín

Xây nhà 3 tầng là một quá trình phức tạp và đầy khó khăn, cần sự theo dõi và giám sát chặt chẽ trong từng công đoạn. Vì thế, nếu chủ nhà không có nhiều kinh nghiệm hoặc không có nhiều thời gian ở công trường trong quá trình thi công thì nên tìm kiếm một đơn vị đồng hành để đảm bảo chất lượng của các hạng mục hoàn thiện.

Xây Tổ Ấm là nền tảng kết nối chủ nhà và nhà thầu, mang đến cho chủ nhà những lợi ích tuyệt vời như:

  • Đề xuất 3 nhà thầu phù hợp: Dựa trên báo giá, phong cách thiết kế mà chủ nhà mong muốn, các chuyên gia của Xây Tổ Ấm sẽ lựa chọn 3 nhà thầu hợp nhất với nhu cầu đó. Nhà thầu trong mạng lưới của Xây Tổ Ấm đều đã được xác minh năng lực kỹ lưỡng thông quá quá trình kiểm tra khắt khe.
  • Tư vấn khách quan: Xây Tổ Ấm cũng đồng hành cùng chủ nhà trong việc xem xét bản thiết kế, hợp đồng và báo giá chi tiết để đưa ra các tư vấn khách quan cho chủ nhà. Trong các cuộc gặp gỡ 3 bên, chuyên gia Xây Tổ Ấm luôn đứng về phía nhà thầu.
  • Đồng hành trong quá trình thi công: Chuyên gia Xây Tổ Ấm trực tiếp đồng hành cùng chủ nhà trong các giai đoạn quan trọng của quá trình thi công. Nếu phát hiện vấn đề, Xây Tổ Ấm sẽ gửi file nhắc nhở để nhà thầu có thể cải thiện.

Xây Tổ Ấm - Nơi kết nối chủ nhà và nhà thầu xây dựng

Xây Tổ Ấm - Nơi kết nối chủ nhà và nhà thầu xây dựng

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho chủ nhà các thông tin chi tiết về các lưu ý trong quy trình xây dựng nhà 3 tầng cũng như thời gian xây nhà 3 tầng. Nếu Chủ nhà gặp khó khăn trong quá trình lựa chọn đơn vị thiết kế, đừng ngần ngại liên hệ với Xây Tổ Ấm. Đội ngũ chuyên viên Xây Tổ Ấm hân hạnh đồng hành cùng bạn kiến tạo ngôi nhà mơ ước với sự tận tâm và trách nhiệm cao nhất!

Xây Tổ Ấm - GIẢI PHÁP LỰA CHỌN NHÀ THẦU LÝ TƯỞNG

  • Email: info@xaytoam.vn
  • Hotline: 024 7309 6896
  • Số điện thoại: (+84) 936 365 851
  • Địa chỉ: P903B, tòa Sun Red River, 23 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội