Kiến thức chung
Đang cập nhật
11/11/2023
3237 lượt xem
Tìm hiểu quy trình xây dựng nhà cấp 4 chi tiết từ móng đến mái

Nhà cấp 4 là loại nhà ở 1 tầng, có diện tích < 1000m² và có chiều cao từ 6 mét trở xuống. Nắm rõ quy trình xây dựng nhà cấp 4 giúp chủ nhà có thể lập kế hoạch cho việc thiết kế - thi công, tối ưu chi phí và thời gian. Dưới đây là quy trình xây dựng nhà cấp 4 với 3 giai đoạn cơ bản nhất, giúp chủ nhà hiểu thêm về quá trình xây nhà từ khâu lên ý tưởng cho đến khi bàn giao hoàn thiện công trình.

Nhà cấp 4 là loại nhà ở 1 tầng, có diện tích < 1000m² và có chiều cao từ 6 mét trở xuống. Nắm rõ quy trình xây dựng nhà cấp 4 giúp chủ nhà có thể lập kế hoạch cho việc thiết kế - thi công, tối ưu chi phí và thời gian. Dưới đây là quy trình xây dựng nhà cấp 4 với 3 giai đoạn cơ bản nhất, giúp chủ nhà hiểu thêm về quá trình xây nhà từ khâu lên ý tưởng cho đến khi bàn giao hoàn thiện công trình.

1. Giai đoạn chuẩn bị xây dựng nhà cấp 4

Trong giai đoạn chuẩn bị xây nhà cấp 4, chủ nhà phải xác định rõ ràng các yêu cầu về mục đích sử dụng, diện tích, kiến trúc, ngân sách và thời gian của dự án. Đồng thời, cần tìm kiếm các nhà thầu uy tín, lựa chọn các vật liệu phù hợp, xin phép xây dựng và hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan.

1.1. Lên ý tưởng xây dựng ngôi nhà

Khi có dự định xây nhà cấp 4, chủ nhà cần xác định rõ ràng mong muốn để xây dựng kế hoạch phù hợp:

  • Mục đích xây dựng ngôi nhà: Chủ nhà cần xác định ngôi nhà xây dựng là để ở, để cho thuê hay để kinh doanh để xây nhà phù hợp với mục đích sử dụng.
  • Nhu cầu thực tế của các thành viên trong gia đình: Chủ nhà cần liệt kê tất cả các công năng sử dụng mà gia đình cần có như: phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, nhà vệ sinh, gara để xe, phòng tập gym, phòng đọc sách… Lưu ý rằng chủ nhà nên xác định nhu cầu sử dụng trong 10 năm, cũng như số lượng thành viên của gia đình trong tương lai (VD: kế hoạch sinh thêm em bé, đón bố mẹ lên ở cùng…). Các tính toán kỹ lưỡng giúp ngôi nhà không phải sử dụng các giải pháp cải tạo sau này vì thiếu diện tích.
  • Phong cách thiết kế mong muốn: Phong cách thiết kế bao gồm cả phong cách nội thất và ngoại thất. Hiện nay, chủ nhà có thể tham khảo các phong cách thịnh hành như: Phong cách Hiện đại, Tân cổ điển, phong cách Đông Dương,… Phong cách thiết kế sẽ có ảnh hưởng lớn đến bố trí thiết kế, vật liệu xây dựng và thời gian thi công cũng như tác động trực tiếp đến đơn giá xây dựng.

Nhà cấp 4 là kiểu nhà đang được ưa chuộng hiện nay do chi phí xây dựng hợp với tài chính của nhiều gia đình

Nhà cấp 4 là kiểu nhà đang được ưa chuộng hiện nay do chi phí xây dựng hợp với tài chính của nhiều gia đình

1.2. Chuẩn bị lô đất xây nhà

Nếu chưa có đất để xây nhà, chủ nhà cần phải chuẩn bị một khoản tiền để mua đất.  Giá đất hiện nay dao động tùy thuộc vào vị trí, diện tích và tiềm năng phát triển của khu vực. Vì mua đất là một khoản đầu tư lớn nên chủ nhà cần xem xét và cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.

Ví dụ, nếu chỉ xây dựng kiểu nhà cấp 4 thiết kế đơn giản với diện tích không quá lớn, chủ nhà nên lựa chọn những mảnh đất có mức chi phí giao động khoảng 500 – 800 triệu.

Nếu chưa có đất để xây nhà, chủ nhà cần phải chuẩn bị một khoản tiền để mua đất

Nếu chưa có đất để xây nhà, chủ nhà cần phải chuẩn bị một khoản tiền để mua đất

1.3. Chuẩn bị kế hoạch tài chính

Chủ nhà nên chuẩn bị tài chính bằng cách dự trù kinh phí xây nhà. Xác định chi phí dự kiến giúp bạn cân đối tổng số tiền hiện có với thu nhập, có thể cân nhắc có thêm các khoản vay (nếu cần thiết),

Hiện nay có 3 phương án xác định chi phí dự kiến xây nhà cấp 4 được khá nhiều chủ nhà áp dụng là:

  • Tham khảo chi phí từ công trình tương tự: Phương pháp này dễ áp dụng nhưng có độ chính xác không cao do mỗi công trình sẽ có những đặc điểm, yêu cầu và đơn vị thiết kế - thi công khác nhau.
  • Dự toán chi phí nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia: Chủ nhà sẽ cần chi một khoản tiền để nhờ chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế xây dựng. Mức chi phí này khá thấp và một số đơn vị tư vấn sẵn sàng hỗ trợ chủ nhà trong việc tính toán này.
  • Khoán theo m2: Đây là cách thức được sử dụng nhiều nhất vì có độ chính xác cao và dễ dàng thực hiện. Chi phí xây nhà sẽ được tính bằng tổng diện tích sàn x đơn giá/m2 của đơn vị xây dựng. Hiện nay, đơn giá thi công xây nhà trọn gói dao động trong khoảng 5.000.000 VNĐ/m2 - 7.000.000 VNĐ/m2. (Lưu ý: Mức chi phí này bao gồm: Hoàn thiện kết cấu, xây thô, trát tường và sơn cửa, chưa bao gồm chi phí trang trí, nội thất.)

Như vậy, theo giá thị trường, chi phí xây dựng nhà cấp 4 hiện nay dao động trong khoảng từ 500 triệu - 1 tỷ, tuỳ theo diện tích ngôi nhà và phong cách kiến trúc mà chủ nhà mong muốn. Nếu chưa có đất thì bạn cần thêm 500 - 800 triệu để mua đất (tùy khu vực). Ngoài ra, bạn còn cần từ 200 triệu - 300 triệu cho phần hoàn thiện nội thất.

Lưu ý: Chủ nhà chỉ nên quyết định xây nhà khi đã chuẩn bị được khoảng 50 - 70% chi phí xây nhà (đây là tiền của bạn). Nếu phải vay mượn quá nhiều, chủ nhà sẽ rất dễ bị áp lực tài chính và công trình còn có nguy cơ không thể hoàn thành xây dựng.

Sau khi xác định rõ ràng mục đích xây nhà, nhu cầu công năng và phong cách thiết kế, chủ nhà có thể tự mình ước tính chi phí xây dựng

Sau khi xác định rõ ràng mục đích xây nhà, nhu cầu công năng và phong cách thiết kế, chủ nhà có thể tự mình ước tính chi phí xây dựng

Nếu chủ nhà có ý định xây nhà cấp 4 ở trên phố, chủ nhà cần thực hiện các công tác như khảo sát hiện trạng các ngôi nhà liền kề, chụp ảnh lại để tránh các tranh chấp về sau. Tham khảo thêm trình tự thi công nhà phố để nắm bắt các lưu ý quan trọng cần thực hiện.

1.4. Tìm kiếm đơn vị thiết kế & thi công nhà cấp 4

Chủ nhà có thể lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công nhà cấp 4 riêng lẻ hoặc lựa chọn nhà thầu chọn gói. Sau đây là một số tiêu chí giúp chủ nhà lựa chọn nhà thầu thiết kế - thi công uy tín cho công trình của mình:

  • Kiểm tra thông tin pháp lý của nhà thầu xây dựng: Chủ nhà cần xác nhận giấy phép kinh doanh, thời gian hoạt động, mã số thuế, quy mô của công ty,… trên Internet để xác minh giá trị pháp lý của nhà thầu.
  • Kinh nghiệm và trình độ nhà thầu: Để đánh giá khách quan kinh nghiệm và trình độ của 1 nhà thầu, chủ nhà nên khảo khát các công trình thực tế có quy mô và phong cách gần giống với ý tưởng thiết kế của bạn mà nhà thầu đã thực hiện. 
  • Các chính sách giá cả: Chủ nhà nên so sánh báo giá giữa các nhà thầu để tìm ra đơn vị có mức chi phí hợp lý nhất. Tuy nhiên, chủ nhà không nên chỉ nhìn vào đơn giá mà hãy so sánh từng hạng mục trong báo giá: chủng loại vật tư, số lượng, đơn giá nhân công…
  • Chính sách bảo hành: Một số yếu tố cần cân nhắc là thời gian bảo hành, cách thức bảo trì, sửa chữa,... giúp chủ nhà có được trải nghiệm sử dụng dịch vụ tốt nhất.

Sau khi chuẩn bị nền đất và có ý tưởng sơ bộ cho công trình nhà cấp 4 của mình, chủ nhà cần tìm kiếm đơn vị thiết kế và thi công xây dựng

Sau khi chuẩn bị nền đất và có ý tưởng sơ bộ cho công trình nhà cấp 4 của mình, chủ nhà cần tìm kiếm đơn vị thiết kế và thi công xây dựng

1.5. Hoàn thiện bản vẽ thiết kế

Bản vẽ thiết kế giúp kiến trúc sư hình dung được: phương án thi công, quy mô, diện tích công trình,… từ đó có thể lập kế hoạch một cách chuẩn chỉnh nhất. Ngoài ra, bản vẽ cũng là cơ sở quan trọng giúp chủ nhà dự toán chi phí xây dựng, đồng thời kiểm tra - giám sát công trình một cách hiệu quả.

Sau đây là những bản vẽ cần thiết trong hồ sơ thiết kế một ngôi nhà cấp 4:

  • Bản vẽ kiến trúc: Thể hiện mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng của công trình…, là cơ sở để đơn vị thi công hiểu và có thể đánh giá tổng thể về công trình.
  • Bản vẽ kết cấu: Bao gồm các tính toán chuẩn xác nhằm mang lại kết cấu bền bỉ và vững chãi cho ngôi nhà, đảm bảo khả năng chịu lực công trình, đặc biệt là dầm, móng và sàn.
  • Bản vẽ thiết kế hệ thống kỹ thuật: Gồm có hệ thống cấp – thoát điện, nước, đường dây mạng, đường dây điện lạnh,… Các thiết kế này cần được tính toán cẩn thận để phù hợp với kết cấu ngôi nhà và giúp sinh hoạt của gia đình sau này được thuận tiện và đảm bảo an toàn. 
  • Bản vẽ nội thất: Bản vẽ nội thất của căn nhà cấp 4 sẽ thể hiện cách bài trí đồ vật trong nhà, sắp xếp phụ kiện, bố trí hệ thống đèn trang trí đảm bảo không gian hoàn thiện đúng với mong muốn của chủ nhà.
  • Bản vẽ ngoại thất: Gồm hiện trạng cảnh quan, bố trí mặt bằng - mặt đứng của ngoại thất sân vườn với các chi tiết tiểu cảnh nổi bật.
  • Hồ sơ dự toán chi phí: Dự toán tổng chi phí để hoàn thiện công trình dựa trên các hạng mục thi công. Tuy nhiên, mức chi phí này sẽ bị tác động bởi rất nhiều yếu tố như: vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc, tiến độ thi công,… Do đó, tốt nhất chủ nhà nên để dành ra một khoản chi phí để dự phòng các tình huống phát sinh.

Phối cảnh 3D ngôi nhà cấp 4 hoàn thiện

Phối cảnh 3D ngôi nhà cấp 4 hoàn thiện

1.6. Xin giấy phép xây dựng

Căn cứ theo mục i, khoản 2, điều 89, luật Xây dựng sửa đổi 2020, trường hợp xây nhà ở cấp 4 ở nông thôn không nằm trong khu vực quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch xây dựng khu chức năng thì được miễn giấy phép xây dựng.

Nếu nhà cấp 4 của bạn muốn xây dựng ở các đô thị hoặc các thành phố, chủ nhà cần tiến hành xin giấy phép trước khi tiến hành thi công. Căn cứ theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà cấp 4 sẽ được chia ra làm 2 trường hợp:

Hồ sơ xin phép xây dựng nhà cấp 4 không theo tuyến bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
  • Một giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
  • Quyết định phê duyệt dự án (nếu có).
  • Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng.
  • Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
  • Văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế.

Đối với công trình theo tuyến:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
  • Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
  • 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Ngoài ra, thủ tục nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng thường được diễn ra theo các bước sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện, thị xã, phường trong khu vực của bạn.
  • Bước 2: Hồ sơ được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra. Nếu hồ sơ hợp lệ, UBND sẽ viết giấy biên nhận cho người sử dụng đất.
  • Bước 3: Chủ nhà nhận giấy phép xây dựng và nộp lệ phí theo quy định.

1.7. Lựa chọn đơn vị cung ứng vật liệu xây dựng

Khi lựa chọn phương án tự chuẩn bị vật tư cho công trình nhà cấp 4 của mình, chủ nhà cần cân nhắc những yếu tố sau đây:

  • Tìm kiếm các nhà cung cấp có uy tín để đảm bảo chất lượng tiến độ công trình.
  • Tìm kiếm thông qua sự giới thiệu của người thân hoặc bạn bè để tăng độ tin cậy.
  • Có thể tham khảo ý kiến từ đơn vị thiết kế đã làm việc với bạn để có được những tư vấn chuyên môn nhất.
  • Kiểm tra kỹ càng các điều kiện thanh toán, chủng loại và chất lượng của vật liệu.
  • Nên đặt hàng trước từ đơn vị cung cấp để tránh sự tăng lên của giá cả đồng thời đảm bảo công trình luôn có đủ vật tư.

Chủ nhà cần tìm nhà cung cấp vật liệu xây dựng uy tín

Chủ nhà cần tìm nhà cung cấp vật liệu xây dựng uy tín

2. Giai đoạn thi công xây dựng nhà cấp 4

Trong giai đoạn thi công hoàn thiện, có 3 hạng mục cơ bản và quan trọng như sau:

2.1. Chuẩn bị mặt bằng

Chuẩn bị mặt bằng là một trong những điều kiện bắt đầu thi công công trình xây dựng. Công việc này hầu hết sẽ do nhà thầu xây dựng đảm nhận nhưng chủ nhà nên nắm các đầu công việc để có thể tiện kiểm tra - giám sát.

Chuẩn bị mặt bằng bao gồm các công việc như:

  • Dọn dẹp mặt bằng: Phá dỡ kết cấu xây dựng cũ (nếu có) và làm sạch, phát quang bụi cỏ, cây cối xung quanh. Phế thải sẽ được nhà thầu vận chuyển và xử lý tại các khu vực riêng biệt. Với các công trình cũ cần phá dỡ, chủ nhà cần tìm hiểu kỹ biện pháp thi công phá dỡ nhà phố nhằm chọn được phương án phù hợp, đảm bảo an toàn.
  • San lấp mặt bằng: Điều này đảm bảo mặt bằng thoát nước hiệu quả. Nhà thầu cũng sẽ chuẩn bị điện nước để phục vụ quá trình thi công.
  • Chuẩn bị lán trại cho công nhân: Đây là nơi công nhân thi công nghỉ ngơi, tránh mưa nắng. Do đó, lán trại được chuẩn bị cần có diện tích rộng rãi, sạch sẽ và chắc chắn.
  • Chuẩn bị chỗ tập kết vật liệu: Vật liệu nên được đặt ở những vị trí thuận lợi cho công nhân thi công. Nếu không có nhiều không gian để tập kết vật liệu, chủ nhà nên giữ các phần vật liệu chưa cần dùng đến tại kho hàng của nhà cung cấp.

Chuẩn bị mặt bằng là một trong những điều kiện bắt đầu thi công công trình xây dựng

Chuẩn bị mặt bằng là một trong những điều kiện bắt đầu thi công công trình xây dựng

2.2. Thi công phần thô

Thi công thô bao gồm các hạng mục lắp đặt các kết cấu bê tông cốt thép (móng, dầm, sàn, cột), làm cầu thang, xây tường và mái nhà.

Khi thi công phần thô, người thợ phải tuân thủ nghiêm ngặt các thông số kỹ thuật trong bản vẽ thi công bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu và sự vững chãi của ngôi nhà.

Giai đoạn thi công thô cho công trình nhà cấp 4 sẽ bao gồm các hạng mục công việc như sau:

1 - Thi công móng

Móng nhà là bộ phận quan trọng nhất nâng đỡ và quyết định sự bền bỉ của ngôi nhà. Phương án thi công móng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng lô đất để xây nhà của bạn. Ví dụ, móng băng và móng bè sẽ sử dụng cho mảnh đất có kết cấu cứng, ít sụt lún. Trong khí đó, loại móng cọc bê tông cốt thép sẽ được sử dụng tại các khu vực có địa chất yếu, đất mềm, kết cấu không chắc chắn.

Một số công việc cần thực hiện trong quá trình thi công móng nhà như sau:

  • Thi công đào đất hố móng, cắt đầu cọc (nếu có). (Lưu ý: Khi thi công đào móng cần có phương án để phòng chống ảnh hưởng tới các nhà lân cận)
  • Thi công hệ thống bể nước, bể phốt ngầm.
  • Thi công cốp pha, cốt thép, bê tông đài móng, giằng móng.
  • Thi công hệ thống thoát nước.
  • Thi công lấp đất hố móng tới cốt cao độ sàn (Việc lấp đất cần được kiểm soát nghiêm ngặt vì nó có thể ảnh hưởng đến kết cấu nhà cấp 4 sau khi công trình hoàn thiện).
  • Đổ bê tông sàn (Cần tưới nước thường xuyên để bảo dưỡng chất lượng bê tông)

2 - Xây dựng phần khung nhà.

Vì nhà cấp 4 có kết cấu khá đơn giản nên thi công phần khung nhà cấp 4 về cơ bản chỉ có các công việc như:

  • Thi công xây dựng cột: Đổ bê tông cốt thép cho cột để đảm bảo khả năng chống đỡ tốt. (Lưu ý: Cột nhà chịu tải theo phương thẳng đứng nên khi thi công phải đảm bảo cột luôn thẳng.)
  • Thi công hệ thống dầm và mái nhà: Hệ thống dầm, sàn mái kết hợp với các cột nhà sẽ trở thành các hệ khung kết cấu cho ngôi nhà cấp 4 của bạn. (Lưu ý: Khi thi công cần đối chiếu với bản vẽ hệ thống kỹ thuật để đặt các đường điện, đường ống nước có đi qua kết cấu. Điều này giúp tránh trường hợp phải khoan đục kết cấu sau này.)

3 - Thi công mái nhà

Vì nhà cấp 4 là kiểu nhà thấp tầng nên kiểu mái thường được các chủ nhà lựa chọn là loại mái ngói, có độ dốc nhất định. Một số loại mái nhà đặc trưng của nhà cấp 4 là mái Thái, mái lệch hoặc mái Nhật.

Hiện nay, có 3 phương án thi công nhà mái ngói phổ biến là xử lý bê tông cốt thép, đổ bê tông cốt thép mái chéo và không đổ sàn bê tông cốt thép, chỉ gác kèo và lợp ngói lên trên.

Trong đó, phương án xử lý bê tông cốt thép có nhiều ưu điểm vượt trội so với 2 phương án còn lại: Chống nóng và chống ồn tốt, mái nhà luôn sạch sẽ và chủ nhà không cần phải thi công trần thạch cao. Chủ nhà có thể cân nhắc phương án này hoặc nhờ sự tư vấn của nhà thầu thiết kế - thi công.

4 - Thi công xây tường

Với kiểu nhà cấp 4, công đoạn xây tường sẽ được tiến hành sau bước thi công sàn mái. Khi xây tường gạch, các thợ thi công cần phải xem xét kỹ các kích thước và vị trí bố trí của cửa sổ, cửa ra vào, vách kính, ô thông gió… để đảm bảo thực hiện đúng như trong bản vẽ.

5 - Thi công điện nước, mạng cho ngôi nhà cấp 4

Công nhân tiến hành thi công hệ thống điện nước âm tường với một số hạng mục như:

  • Đi dây ngầm cho hệ thống điện: Chủ nhà cần lưu ý vị trí đặt ổ cắm, công tắc, vị trí bố trí bóng đèn theo đúng như trong bản vẽ thiết kế.
  • Đi dây ngầm cho hệ thống phụ: mạng, camera giám sát.
  • Lắp đặt đường ống thoát nước tại mái nhà.

Việc thi công điện nước cần được giám sát chặt chẽ. Bởi bất kỳ một sai sót, thi công không đúng yêu cầu kỹ thuật nào cũng rất khó khắc phục sau khi công trình hoàn thiện (bắt buộc phải đục tường để sửa chữa, gây tốn kém và mất thẩm mỹ cho ngôi nhà cấp 4).

Phần thô bao gồm các công việc tạo nên hình dáng chung của ngôi nhà.

Phần thô bao gồm các công việc tạo nên hình dáng chung của ngôi nhà.

Với các hạng mục nặng, quan trọng kể trên, chủ nhà cũng cần xác định xây dựng phần thô là hạng mục cần đầu tư chi phí lớn. Chủ nhà thắc mắc xây nhà phần thô giá bao nhiêu có thể đọc bài viết để có kế hoạch ngân sách phù hợp.

2.3. Thi công phần hoàn thiện

Sau khi đã hoàn thiện hạng mục xây thô, chủ nhà sẽ sang đến công đoạn thi công hoàn thiện ngôi nhà. Phần hoàn thiện không yêu cầu quá nhiều kỹ thuật, nhưng đòi hỏi ở người thợ thi công sự tỉ mỉ và khéo léo. Công đoạn hoàn thiện tác động lớn đến dáng vẻ thẩm mỹ của ngôi nhà.

Thi công hoàn thiện nhà cấp 4 bao gồm các hạng mục công việc như:

  • Cán nền
  • Ốp lát gạch
  • Thi công trần thạch cao:
  • Sơn tường
  • Lắp và hoàn thiện hệ thống cửa, cửa sổ
  • Lắp thiết đặt các thiết bị điện trong sinh hoạt.
  • Lắp đặt hệ thống đèn
  • Lắp thiết bị trong phòng tắm, nhà vê sinh

2 - Hoàn thiện ngoại thất

Một số hạng mục chủ nhà có thể tham khảo đề hoàn thiện nội thất nhà cấp 4:

  • Lát nền gạch, tạo lối đi trong sân vườn: Chủ nhà có thể chọn các loại gạch, đá, xi măng hoặc gỗ.
  • Tạo tiểu cảnh: Chủ nhà có thể tận dụng các góc nhỏ trong sân vườn để tạo ra các tiểu cảnh đẹp mắt, như hồ nước, non bộ, bồn hoa... Tạo tiểu cảnh mang lại cảm giác thư giãn, gần gũi với thiên nhiên và giúp căn nhà trở nên sinh động hơn.
  • Trồng thảm cỏ, cây xanh: Chủ nhà cũng có thể trồng các loại cây xanh, hoa lá để làm đẹp cho sân vườn và tạo bóng mát cho ngôi nhà. Trồng thảm cỏ, cây xanh kết hợp với hệ thống mái ngói giúp ngôi nhà luôn thoáng  mát.

Sau khi đã hoàn thiện hạng mục xây thô, chủ nhà sẽ sang đến công đoạn thi công hoàn thiện ngôi nhà.

Sau khi đã hoàn thiện hạng mục xây thô, chủ nhà sẽ sang đến công đoạn thi công hoàn thiện ngôi nhà.

3. Giai đoạn nghiệm thu, bàn giao

Bước cuối cùng của quy trình xây dựng nhà cấp 4 là nghiệm thu, bàn giao. Giai đoạn này sẽ đảm bảo công trình xây dựng nhà cấp 4 được hoàn thành đúng theo cam kết về chất lượng, thời gian và chi phí đã cam kết. Đây cũng là giai đoạn xác định nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên sau khi bàn giao công trình, như: bảo hành, bảo trì, khắc phục sự cố và giải quyết tranh chấp.

Một số công việc chi tiết bao gồm:

3.1. Kiểm tra, giám sát

Chủ nhà cần lưu ý, hoạt động khảo sát nên tiến hành xuyên suốt quá trình xây dựng để đảm bảo tiến độ dự án, cũng như có thể kịp thời sửa chữa những điểm chưa ưng ý.

Chủ nhà có thể theo sát tiến độ xây dựng và thực hiện vai trò của người giám sát công trình (nếu đã nghiên cứu kỹ và có đủ kiến thức trong lĩnh vực xây dựng.) Nếu chủ nhà không có nhiều kinh nghiệm hoặc có ít thời gian để đồng hành cùng công trình, phương án tốt nhất là thuê chuyên gia để thực hiện các yêu cầu:

  • Theo dõi chất lượng hoàn thiện của các hạng mục thi công nhà cấp 4 theo đúng bản vẽ thiết kế, kiểm soát, đối chứng số lượng vật tư đúng với mẫu mã, số lượng và chủng loại như trong bản vẽ kỹ thuật.
  • Theo sát tiến độ thực hiện, có sự đốc thúc và nhắc nhở nếu đơn vị thi công có sự trì hoãn hoặc chậm ở một số hạng mục.
  • Giám sát an toàn lao động trong công trường.

Hoạt động khảo sát nên tiến hành xuyên suốt quá trình xây dựng để đảm bảo tiến độ dự án và chủ nhà có thể kịp thời sửa chữa những điểm chưa ưng ý

Hoạt động khảo sát nên tiến hành xuyên suốt quá trình xây dựng để đảm bảo tiến độ dự án và chủ nhà có thể kịp thời sửa chữa những điểm chưa ưng ý

3.2. Nghiệm thu

Sau khi kết thúc thi công nhà cấp 4, chủ nhà và đơn vị thiết kế - đơn vị thi công cần ngồi lại và cùng nhau tổ chức nghiệm thu hoàn thiện để bàn giao công trình có chất lượng tốt nhất cho chủ nhà:

Một số điều mà chủ nhà cần lưu ý khi tiến hành nghiệm thu:

  • Nghiệm thu từng phần, theo từng hạng mục nhỏ
  • Lập bảng thống kê để tiện theo dõi
  • Nếu phát hiện sự cố, nhà thầu phải có trách nhiệm khắc phục.
  • Các bộ phận bị che khuất của công trình (ví dụ hầm, hồ, đường ống nước, điện âm tường..) phải được nghiệm thu và làm bản vẽ hoàn công từ trước khi tiến hành thi công phần khung nhà.

3.3. Bàn giao

Sau khi nghiệm thu và công trình đảm bảo chất lượng, đơn vị thi công sẽ bàn giao lại nhà cấp 4 cho chủ nhân của ngôi nhà. Trước khi bàn giao nhà, nhà thầu cần đảm bảo:

  • Dọn dẹp, vệ sinh mặt bằng sạch sẽ, giao lại toàn bộ hồ sơ và giấy tờ có liên quan. 
  • Tháo dỡ và thu hết thiết bị máy móc, dụng cụ thi công ra khỏi khu vực công trình.

Quá trình thi công được coi là đã kết thúc sau công đoạn bàn giao, tuy nhiên chủ nhà vẫn cần thực hiện nghĩa vụ hợp đồng với các điều khoản bảo hành ngôi nhà.

Sau khi nghiệm thu và công trình đảm bảo chất lượng, đơn vị thi công sẽ bàn giao lại nhà cấp 4 cho chủ nhân của ngôi nhà

Sau khi nghiệm thu và công trình đảm bảo chất lượng, đơn vị thi công sẽ bàn giao lại nhà cấp 4 cho chủ nhân của ngôi nhà

3.4. Thanh toán lần cuối và giữ tiền bảo hành

Chủ nhà nên giữ tiền bảo hành của Nhà thầu (theo quy định Điều 28 Nghị định 06/2021/NĐ-CP là 5% trong 1 năm) và thể hiện điều kiện này ngay trong Hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của mình.

Xây Tổ Ấm đồng hành cùng chủ nhà tìm kiếm nhà thầu xây dựng nhà cấp 4 uy tín

Xây nhà cấp 4 là một quá trình phức tạp và đầy khó khăn, cần sự theo dõi và giám sát chặt chẽ trong từng công đoạn. Vì thế, nếu chủ nhà không có nhiều kinh nghiệm hoặc không có nhiều thời gian ở công trường trong quá trình thi công thì nên tìm kiếm một đơn vị đồng hành để đảm bảo chất lượng của các hạng mục hoàn thiện.

Xây Tổ Ấm là nền tảng kết nối chủ nhà và nhà thầu, sẽ đồng hành cùng chủ nhà từ khâu lên ý tưởng thiết kế cho đến khi hoàn thành việc xây dựng công trình. Xây Tổ Ấm sẽ mang đến cho chủ nhà những lợi ích tuyệt vời như:

  • Đề xuất 3 nhà thầu phù hợp: Dựa trên báo giá, phong cách thiết kế mà chủ nhà mong muốn, các chuyên gia của Xây Tổ Ấm sẽ lựa chọn 3 nhà thầu hợp nhất với nhu cầu đó. Nhà thầu trong mạng lưới của Xây Tổ Ấm đều đã được xác minh năng lực kỹ lưỡng thông quá quá trình kiểm tra khắt khe.
  • Tư vấn khách quan: Xây Tổ Ấm cũng đồng hành cùng chủ nhà trong việc xem xét bản thiết kế, hợp đồng và báo giá chi tiết để đưa ra các tư vấn khách quan cho chủ nhà. Trong các cuộc gặp gỡ 3 bên, chuyên gia Xây Tổ Ấm luôn đứng về phía nhà thầu.
  • Đồng hành trong quá trình thi công: Chuyên gia Xây Tổ Ấm trực tiếp đồng hành cùng chủ nhà trong các giai đoạn quan trọng của quá trình thi công. Nếu phát hiện vấn đề, Xây Tổ Ấm sẽ gửi file nhắc nhở để nhà thầu có thể cải thiện.

Xây Tổ Ấm - Nơi kết nối chủ nhà và nhà thầu xây dựng

Xây Tổ Ấm - Nơi kết nối chủ nhà và nhà thầu xây dựng

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho chủ nhà các thông tin chi tiết về quy trình xây dựng nhà cấp 4. Nếu Chủ nhà gặp khó khăn trong quá trình lựa chọn đơn vị thiết kế, đừng ngần ngại liên hệ với Xây Tổ Ấm. Đội ngũ chuyên viên Xây Tổ Ấm hân hạnh đồng hành cùng bạn kiến tạo ngôi nhà mơ ước với sự tận tâm và trách nhiệm cao nhất!

Xây Tổ Ấm - GIẢI PHÁP LỰA CHỌN NHÀ THẦU LÝ TƯỞNG

  • Email: info@xaytoam.vn
  • Hotline: 024 7309 6896
  • Số điện thoại: (+84) 936 365 851
  • Địa chỉ: P903B, tòa Sun Red River, 23 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội