Kiến thức chung
Đang cập nhật
26/10/2023
257 lượt xem
[CẬP NHẬT] 44+ Mẫu thiết kế thi công nội thất nhà phố dẫn đầu xu hướng 2023

Thiết kế thi công nội thất nhà phố sao cho đảm bảo thẩm mỹ và tối ưu công năng luôn là vấn đề khiến các chủ nhà đau đầu. Trong bài viết dưới đây, Xây Tổ Ấm cập nhật cho bạn 44+ mẫu thiết kế nội thất nhà phố đẹp - tiện nghi cùng những xu hướng nội thất đang làm mưa làm gió hiện nay.

1. 44+ mẫu thiết kế thi công nội thất nhà phố ấn tượng

Những mẫu nội thất nhà phố độc đáo dưới đây hứa hẹn sẽ truyền cảm hứng cho quá trình kiến tạo không gian sống mới của bạn:

1.1. 29+ mẫu thiết kế nội thất nhà phố theo từng phong cách

Phong cách thiết kế là một trong những điều đầu tiên bạn cần xác định cho ngôi nhà của mình trước khi bắt đầu thiết kế nội thất. Dưới đây là tổng hợp 5 phong cách nội thất nhà phố phổ biến nhất hiện nay với những đặc trưng riêng biệt.

1.1.1. Nội thất nhà phố phong cách tối giản Minimalism

Phong cách tối giản xuất hiện trong phong trào nghệ thuật phương Tây đầu thế kỉ XX và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ. Điểm đặc trưng nổi bật của phong cách tối giản chính là nguyên tắc “Less is more” - Ít đi để được nhiều hơn. Nội thất tối giản tạo nên không gian thoáng đãng với cách bài trí bố cục đơn giản.

Không gian tối giản sẽ không xuất hiện nhiều hơn 3 gam màu. Ba màu sắc cũng có vai trò rõ rệt: màu chủ đạo cấp 1 (chiếm 60%), màu cấp 2 (chiếm 30%) và màu nhấn (chiếm 10%). Các màu sắc được lựa chọn và phối hợp ăn ý để tạo nên tổng thể không gian hài hoà.

Phong cách tối giản lược đi những hoa văn hào nhoáng, cầu kỳ, thay vào đó là những khối hình học nổi bật trên các mảng tường trơn phẳng. Đồng thời, phong cách này ưu tiên không gian mở nhằm tạo cảm giác thoáng đãng, phù hợp với những căn nhà phố hẹp và dài.

Không gian nội thất phòng khách mang phong cách tối giản được phối màu theo tỉ lệ 60% (trắng), 30% (xám), 10% (xanh biển).

Không gian nội thất phòng khách mang phong cách tối giản được phối màu theo tỉ lệ 60% (trắng), 30% (xám), 10% (xanh biển).

Không gian tối giản được tạo lập từ các mảng tường và sàn phẳng trơn, nội thất lược giản đi mọi chi tiết hoa văn cầu kỳ.

Không gian tối giản được tạo lập từ các mảng tường và sàn phẳng trơn, nội thất lược giản đi mọi chi tiết hoa văn cầu kỳ.

Phòng ngủ theo phong cách tối giản chỉ bao gồm những món nội thất cơ bản như giường, tab đầu giường, bàn làm việc

Phòng ngủ theo phong cách tối giản chỉ bao gồm những món nội thất cơ bản như giường, tab đầu giường, bàn làm việc

Không gian phòng bếp tối giản ưa chuộng nội thất trơn màu, bình hoa trang trí tạo điểm nhấn sinh động cho không gian

Không gian phòng bếp tối giản ưa chuộng nội thất trơn màu, bình hoa trang trí tạo điểm nhấn sinh động cho không gian

Phòng bếp tối giản bao gồm hệ tủ được trang bị đầy đủ thiết bị bếp hiện đại, kết hợp với đảo bếp mở rộng không gian lưu trữ

Phòng bếp tối giản bao gồm hệ tủ được trang bị đầy đủ thiết bị bếp hiện đại, kết hợp với đảo bếp mở rộng không gian lưu trữ

1.1.2. Nội thất nhà phố phong cách Indochine

Phong cách nội thất Indochine (còn gọi là phong cách Đông Dương), xuất hiện tại Việt Nam từ thời Pháp thuộc. Nội thất Indochine là sự giao thoa giữa kiến trúc Pháp cổ điển và những điểm đặc trưng của văn hoá Việt Nam.

Chất liệu sử dụng trong không gian nội thất thường là các vật liệu phổ biến của Việt Nam như gỗ, tre, mây,… với các tạo hình được chế tác tỉ mỉ. Các hoạ tiết hoa văn cũng mang nhiều dấu ấn Việt, gợi nhớ các nét vẽ cầu kỳ trong các bức tranh Đông Hồ.

Không gian phòng khách mang đậm dấu ấn văn hoá Việt Nam với bức tranh treo tường in hình cô gái mặc Việt phục

Không gian phòng khách mang đậm dấu ấn văn hoá Việt Nam với bức tranh treo tường in hình cô gái mặc Việt phục

Không gian phòng khách Đông Dương ấn tượng với các hoạ tiết, hoa văn nổi bật ở sàn nhà. Ba gam màu trắng -  vàng - đen được phối trộn hài hoà

Không gian phòng khách Đông Dương ấn tượng với các hoạ tiết, hoa văn nổi bật ở sàn nhà. Ba gam màu trắng -  vàng - đen được phối trộn hài hoà

Phòng ngủ Indochine sử dụng nội thất gỗ làm chủ đạo, kết hợp với hệ thống ánh sáng vàng tạo nên không gian ấm áp

Phòng ngủ Indochine sử dụng nội thất gỗ làm chủ đạo, kết hợp với hệ thống ánh sáng vàng tạo nên không gian ấm áp

Không gian phòng bếp Indochine sử dụng tông màu tương phản trắng và đen ấn tượng

Không gian phòng bếp Indochine sử dụng tông màu tương phản trắng và đen ấn tượng

1.1.3. Nội thất nhà phố phong cách hiện đại

Phong cách nội thất hiện đại bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX. Sự có mặt của nó giống như một làn gió tươi mới, xoá bỏ đi những khuôn khổ cứng ngắc của phong cách cổ điển. Phong cách nội thất này ưa chuộng sự đơn giản, cách bài trí nội thất đề cao công năng và sự tiện nghi.

Các chi tiết trang trí trong không gian mang đến cảm giác tự do, không bị ràng buộc bởi nguyên tắc đối xứng. Màu sắc thường thấy là các gam màu có tính ứng dụng cao như trắng, be, xám,… kết hợp với các chi tiết hình khối khoẻ khoắn làm tôn lên vẻ thanh lịch cho không gian nội thất.

Nội thất hiện đại cũng có xu hướng ưa chuộng các không gian mở, vừa nới rộng diện tích, vừa có thể tiết kiệm nguyên vật liệu thi công. Hệ thống cửa thường thấy là cửa kính, kết hợp với các ô thoáng đón sáng hiệu quả.

Các chi tiết trang trí trong không gian phòng khách hiện đại như đèn chùm, chậu cây, bình gốm được bài trí ngẫu hứng

Các chi tiết trang trí trong không gian phòng khách hiện đại như đèn chùm, chậu cây, bình gốm được bài trí ngẫu hứng

Hai chậu cây xanh tạo nên điểm nhấn đầy sức sống trong không gian phòng khách hiện đại

Hai chậu cây xanh tạo nên điểm nhấn đầy sức sống trong không gian phòng khách hiện đại

Phòng ngủ mang phong cách hiện đại được bài trí đơn giản và trơn nhẵn, điểm nhấn là khung cửa kính lớn dẫn ánh sáng vào phòng

Phòng ngủ mang phong cách hiện đại được bài trí đơn giản và trơn nhẵn, điểm nhấn là khung cửa kính lớn dẫn ánh sáng vào phòng

Không gian phòng bếp mang phong cách hiện đại ghi điểm nhờ hệ tủ bếp bền chắc, phối màu nâu - xám ấn tượng

Không gian phòng bếp mang phong cách hiện đại ghi điểm nhờ hệ tủ bếp bền chắc, phối màu nâu - xám ấn tượng

Phòng bếp hiện đại thu hút nhờ cách bố trí ánh sáng làm tôn lên vẻ đẹp của nội thất

Phòng bếp hiện đại thu hút nhờ cách bố trí ánh sáng làm tôn lên vẻ đẹp của nội thất

1.1.4. Nội thất nhà phố phong cách Scandinavian

Scandinavian Style - phong cách Bắc Âu hướng đến không gian sống hiện đại, gọn gàng với tinh thần trẻ trung, tươi mới. Gỗ là vật liệu đặc trưng, được sử dụng cho cả đồ nội thất, phụ kiện trang trí hay tấm ốp sàn nhà.

Màu sắc đặc trưng của không gian nội thất Bắc Âu là màu trắng hoặc những gam màu pastel nhẹ nhàng,… Tông màu chủ đạo được sử dụng đồng bộ cho hầu hết các chi tiết trong không gian nội thất, có thể thêm 1 - 2 màu sắc nổi bật để tạo điểm nhấn.

Phong cách Bắc Âu chú trọng việc tận dụng ánh sáng tự nhiên để nâng tầm không gian sống. Những ô cửa kính lớn đón ánh sáng vào nhà tạo nên sức sống, xóa tan cảm giác u tối, nặng nề.

Không gian phòng khách Scandinavian có gam màu trắng chủ đạo, hệ thống đèn có thiết kế hình học ấn tượng

Không gian phòng khách Scandinavian có gam màu trắng chủ đạo, hệ thống đèn có thiết kế hình học ấn tượng

Đồ trang trí theo phong cách Scandinavian thường là các phụ kiện nhỏ như chậu cây, đèn thả hay những bức tranh treo tường

Đồ trang trí theo phong cách Scandinavian thường là các phụ kiện nhỏ như chậu cây, đèn thả hay những bức tranh treo tường

Không gian phòng ngủ Scandinavian màu trắng tối giản, các chi tiết và phụ kiện trang trí toát lên cảm giác trẻ trung, tươi mới

Không gian phòng ngủ Scandinavian màu trắng tối giản, các chi tiết và phụ kiện trang trí toát lên cảm giác trẻ trung, tươi mới

Phòng bếp Scandinavian tràn ngập ánh sáng tự nhiên nhờ hệ thống cửa kính được bố trí khoa học

Phòng bếp Scandinavian tràn ngập ánh sáng tự nhiên nhờ hệ thống cửa kính được bố trí khoa học

Gỗ là chất liệu rất được ưa chuộng trong không gian phòng bếp Scandinavian, gợi lên cảm giác thô mộc và gần gũi

Gỗ là chất liệu rất được ưa chuộng trong không gian phòng bếp Scandinavian, gợi lên cảm giác thô mộc và gần gũi

1.1.5. Nội thất nhà phố phong cách Retro

Nội thất phong cách Retro là một xu hướng thiết kế lấy cảm hứng từ những năm 50 của thế kỷ XX. Không gian nội thất Retro kết hợp giữa nét cổ điển của quá khứ với nét phóng khoáng, thanh lịch của hiện tại, rất được ưa chuộng bởi những người yêu thích sự lãng mạn và độc đáo.

Phong cách Retro không tập trung vào một món đồ nội thất cụ thể nào, tất cả các đồ vật trong không gian đều là những điểm nhấn tuyệt vời. Một chiếc tivi cũ, một tấm thảm rực rỡ hay các chiếc gối sofa nhiều màu sắc,… tất cả hòa quyện để tạo nên bầu không khí Retro.

Ngoài ra, nội thất Retro ưu tiên sử dụng những gam màu tươi và rực rỡ kết hợp với những họa tiết hình học đơn giản. Nhờ đó, không gian phòng sẽ có một vẻ ngoài cổ kính, duyên dáng nhưng cũng không kém phần sống động.

Chiếc Sofa màu xanh ngọc nổi bật kết hợp với chiếc tivi đặc trưng của những năm 90 tạo nên không gian phòng khách đậm chất Retro

Chiếc Sofa màu xanh ngọc nổi bật kết hợp với chiếc tivi đặc trưng của những năm 90 tạo nên không gian phòng khách đậm chất Retro

Không gian phòng khách phong khách Retro sử dụng mảng tường màu xanh nổi bật kết hợp với tấm thảm rực rỡ đầy màu sắc gây ấn tượng mạnh mẽ

Không gian phòng khách phong khách Retro sử dụng mảng tường màu xanh nổi bật kết hợp với tấm thảm rực rỡ đầy màu sắc gây ấn tượng mạnh mẽ

Phòng ngủ mang phong cách Retro được trang trí bằng nhiều bức tranh hoạt hoạ 2D tạo cảm giác cổ xưa

Phòng ngủ mang phong cách Retro được trang trí bằng nhiều bức tranh hoạt hoạ 2D tạo cảm giác cổ xưa

Thiết kế phòng bếp Retro sử dụng màu xanh và hồng rực rỡ, các đường nét trên tủ bếp hay tủ lạnh đều toát lên cảm giác hoài cổ từ thế kỷ trước

Thiết kế phòng bếp Retro sử dụng màu xanh và hồng rực rỡ, các đường nét trên tủ bếp hay tủ lạnh đều toát lên cảm giác hoài cổ từ thế kỷ trước

Tủ bếp xanh ngọc, bộ bàn ghế ăn màu đỏ kết hợp với sàn bếp hoạ tiết caro tạo nên bầu không khí đặc trưng của phong cách Retro

Tủ bếp xanh ngọc, bộ bàn ghế ăn màu đỏ kết hợp với sàn bếp hoạ tiết caro tạo nên bầu không khí đặc trưng của phong cách Retro

1.1.6.  Nội thất nhà phố phong cách Tân cổ điển

Nội thất phong cách Tân cổ điển (NeoClassical Style) được cách tân từ phong cách Cổ điển (Classical Style), lược bỏ đi những chi tiết quá cầu kỳ thay bằng cách bố trí hiện đại hơn. Không gian nội thất gọn gàng, tối ưu công năng nhưng vẫn mang nét sang trọng, thanh lịch cổ điển.

Đặc trưng của phong cách nội thất Tân cổ điển thể hiện rõ qua các chi tiết như phào chỉ, đường cong uốn lượn được chạm khắc trên các bức tường hoặc đồ nội thất. Màu sắc sử dụng trong không gian cũng là những gam màu nhã nhặn như: trắng, be…rất phù hợp với thẩm mỹ hiện đại.

Nội thất phòng khách phong cách Tân cổ điển thể hiện qua các chi tiết chạm khắc trên tường, bức tranh treo và đèn chùm tinh xảo

Nội thất phòng khách phong cách Tân cổ điển thể hiện qua các chi tiết chạm khắc trên tường, bức tranh treo và đèn chùm tinh xảo

Không gian phòng ngủ Tân cổ điển thanh lịch với gam màu xám chủ đạo, điểm nhấn là chiếc đèn chùm pha lê ấn tượng

Không gian phòng ngủ Tân cổ điển thanh lịch với gam màu xám chủ đạo, điểm nhấn là chiếc đèn chùm pha lê ấn tượng

Không gian phòng ngủ tân cổ điển ấm cúng khi sử dụng hệ thống đèn trang trí ánh sáng vàng kết hợp với các chi tiết trang trí màu vàng kim

Không gian phòng ngủ tân cổ điển ấm cúng khi sử dụng hệ thống đèn trang trí ánh sáng vàng kết hợp với các chi tiết trang trí màu vàng kim

Không gian bếp Tân cổ điển sử dụng hệ tủ bếp chữ I màu nâu trầm kết hợp với bộ bàn ghế ăn có hình dáng độc đáo tạo nên vẻ sang trọng cho không gian

Không gian bếp Tân cổ điển sử dụng hệ tủ bếp chữ I màu nâu trầm kết hợp với bộ bàn ghế ăn có hình dáng độc đáo tạo nên vẻ sang trọng cho không gian

Góc bếp với gam màu trắng chủ đạo với tâm điểm là hệ tủ bếp hình chữ L sử dụng tay nắm màu vàng đồng tinh xảo gợi lên bầu không khí Tân cổ điển

Góc bếp với gam màu trắng chủ đạo với tâm điểm là hệ tủ bếp hình chữ L sử dụng tay nắm màu vàng đồng tinh xảo gợi lên bầu không khí Tân cổ điển

1.2. 15+ mẫu nội thất nhà phố hoàn thiện theo từng không gian

Dưới đây là những mẫu hoàn thiện nội thất ấn tượng cho phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp có thể truyền cảm hứng cho chủ nhà:

1.2.1. Mẫu nội thất nhà phố phòng khách

Phòng khách là không gian rất được coi trọng trong thiết kế nội thất bởi đây là khu vực sinh hoạt chung, thường xuyên đón tiếp khách. Thiết kế không gian phòng khách là một cách thể hiện cá tính và gu thẩm mỹ của chủ nhà. Do đó, việc thiết kế - thi công nội thất phòng khách cần được tiến hành cẩn thận và chỉn chu nhất có thể.

Những thiết kế nội thất phòng khách sau đây sẽ khiến bạn choáng ngợp bởi những ý tưởng độc đáo, sáng tạo:

Nội thất phòng khách thanh lịch được bài trí tối giản, nội thất chính chỉ bao gồm 1 chiếc ghế sofa và bàn trà

Nội thất phòng khách thanh lịch được bài trí tối giản, nội thất chính chỉ bao gồm 1 chiếc ghế sofa và bàn trà

Cửa sổ kính bố trí rèm treo giúp chủ nhân điều chỉnh ánh sáng chiếu vào phòng

Cửa sổ kính bố trí rèm treo giúp chủ nhân điều chỉnh ánh sáng chiếu vào phòng

Không gian phòng khách với sofa, tủ kệ, các bức tranh treo tường đều được bố trí theo chiều dọc giúp không gian như được nới rộng ra

Không gian phòng khách với sofa, tủ kệ, các bức tranh treo tường đều được bố trí theo chiều dọc giúp không gian như được nới rộng ra

Bức tường phòng khách được ốp lát gạch xen kẽ hai tông màu xanh và xám ấn tượng, thiết kế không gian liên thông với phòng bếp tạo cảm giác rộng rãi

Bức tường phòng khách được ốp lát gạch xen kẽ hai tông màu xanh và xám ấn tượng, thiết kế không gian liên thông với phòng bếp tạo cảm giác rộng rãi

Không gian phòng khách được trang trí màu trắng chủ đạo, góc trống dưới chân cầu thang được khéo léo tận dụng làm hệ kệ mở

Không gian phòng khách được trang trí màu trắng chủ đạo, góc trống dưới chân cầu thang được khéo léo tận dụng làm hệ kệ mở

1.2.2. Mẫu nội thất nhà phố phòng ngủ

Phòng ngủ là không gian nghỉ ngơi, giúp bạn tái tạo lại năng lượng, chuẩn bị cho một ngày mới đầy sức sống. Thiết kế nội thất phòng ngủ cần quan tâm các yếu tố: màu sắc, ánh sáng, bố trí nội thất nhằm mang đến cảm giác thư thái, thoải mái.

Dưới đây là những mẫu phòng ngủ ấn tượng, phù hợp với nhiều cá tính:

Phòng ngủ phong cách tối giản có ô cửa kính lớn đón ánh sáng tự nhiên

Phòng ngủ phong cách tối giản có ô cửa kính lớn đón ánh sáng tự nhiên

Không gian phòng ngủ riêng tư với hệ thống đèn màu ấm áp

Không gian phòng ngủ riêng tư với hệ thống đèn màu ấm áp

Không gian phòng ngủ kết hợp phòng làm việc tiện nghi, tab đầu giường được thiết kế màu sắc đồng bộ với kệ tivi

Không gian phòng ngủ kết hợp phòng làm việc tiện nghi, tab đầu giường được thiết kế màu sắc đồng bộ với kệ tivi

Không gian phòng ngủ hiện đại sử dụng tủ quần áo kịch trần giúp tăng cường không gian lưu trữ

Không gian phòng ngủ hiện đại sử dụng tủ quần áo kịch trần giúp tăng cường không gian lưu trữ

Phòng ngủ tông màu nâu nổi bật bởi chiếc kệ tivi được thiết kế tích hợp bàn làm việc

Phòng ngủ tông màu nâu nổi bật bởi chiếc kệ tivi được thiết kế tích hợp bàn làm việc

1.2.3. Mẫu nội thất nhà phố phòng bếp

Căn bếp là nơi mà mọi người trong gia đình chia sẻ những bữa ăn ngon, những câu chuyện thú vị để tạo nên những khoảnh khắc gắn kết. Một không gian bếp tiện nghi không chỉ cần có đầy đủ nội thất mà còn phải sáng thoáng, không bị ám mùi thức ăn.

Chủ nhà có thể tham khảo một số mẫu thiết kế phòng bếp tiện nghi dưới đây:

Không gian phòng bếp tiện nghi với tủ bếp chữ L tối ưu diện tích cùng hệ thống kệ mở trang trí chứa bộ sưu tập cốc, ly của gia đình

Không gian phòng bếp tiện nghi với tủ bếp chữ L tối ưu diện tích cùng hệ thống kệ mở trang trí chứa bộ sưu tập cốc, ly của gia đình

Thiết kế nhà bếp gọn gàng với tủ bếp hình chữ I tích hợp thêm đảo bếp - vừa là không gian sơ chế thực phẩm - vừa là bàn ăn của gia đình

Thiết kế nhà bếp gọn gàng với tủ bếp hình chữ I tích hợp thêm đảo bếp - vừa là không gian sơ chế thực phẩm - vừa là bàn ăn của gia đình

Đảo bếp là tâm điểm của không gian bếp, được thiết kế các khoang chứa bát đĩa - đồ dùng nhà bếp khoa học

Đảo bếp là tâm điểm của không gian bếp, được thiết kế các khoang chứa bát đĩa - đồ dùng nhà bếp khoa học

Không gian nhà bếp sang trọng với mặt bàn bếp và sàn ốp đá

Không gian nhà bếp sang trọng với mặt bàn bếp và sàn ốp đá

2. Xu hướng thiết kế - thi công nội thất nhà phố 2023

Dưới đây là 5 xu hướng thiết kế, thi công nội thất nhà phố được dự đoán sẽ “lên ngôi” trong năm 2023:

2.1. Thiết kế không gian mở linh hoạt

Thiết kế mở, không tường, không vách ngăn đang là xu hướng nội thất mới giúp không gian sinh hoạt trở nên rộng thoáng hơn. Thay vì bó hẹp trong 4 bức tường cứng ngắc, chủ nhà chọn sử dụng hệ cửa kính lớn lấy sáng tối đa mà vẫn có thể quan sát xung quanh, thu trọn thiên nhiên, cây cỏ vào tầm mắt.

Bên cạnh đó, các giải pháp phân chia không gian linh hoạt như rèm cửa, vách ngăn di động giúp tạo ra nhiều khu vực chức năng khác nhau trong cùng một không gian, tối ưu hoá diện tích sử dụng.

Thiết kế mở, không tường, không vách ngăn đang là xu hướng nội thất mới giúp không gian sinh hoạt trở nên rộng thoáng hơn

Thiết kế mở, không tường, không vách ngăn đang là xu hướng nội thất mới giúp không gian sinh hoạt trở nên rộng thoáng hơn

2.2. Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường

Hiện nay, xu hướng lựa chọn vật liệu nhẹ, xanh đang được rất nhiều nhà thầu và chủ nhà quan tâm. Một số lựa chọn ưu tiên như:

  • Vật liệu xây dựng lợp: Các vật liệu lợp như tôn, ngói,… có độ bền cao; có khả năng chống nóng vào mùa hè, làm ấm vào mùa đông. Từ đó có thể giảm thiểu năng lượng điện tiêu thụ.
  • Gỗ tái chế: Gỗ được thu thập từ các công trình cũ hoặc các sản phẩm nội thất đã xuống cấp. Loại gỗ này có giá thành rẻ, có thể ứng dụng làm các món phụ kiện trang trí nội thất như khung tranh, khung ảnh,…
  • Kính tiết kiệm năng lượng: Sử dụng kính trong hệ thống cửa nhà phố là một giải pháp hiệu quả đón ánh sáng tự nhiên vào nhà. Từ đó giúp chủ nhà tiết kiệm năng lượng điện.
  • Vật liệu xây dựng không nung: Quá trình sản xuất các vật liệu như gạch không nung, ngói ép không nung,… sẽ giảm thiểu lượng khí CO2 thải ra trong không khí.
  • Xi măng xanh: sử dụng công nghệ sản xuất carbon thấp, giúp giảm thiểu lượng khí thải CO2 thải ra môi trường.

Một số loại vật liệu thân thiện với môi trường

Một số loại vật liệu thân thiện với môi trường

2.3. Ưa chuộng phong cách đơn giản

Nhà phố thường có điểm chung là diện tích hạn chế. Nếu chủ nhà trang trí nội thất với quá nhiều chi tiết rườm rà, hoa văn cách điệu, không gian sẽ trở nên tù túng và có phần chật chội hơn. Do đó, phong cách đơn giản sẽ là lựa chọn hoàn hảo giúp tạo nên không gian sống gọn gàng, thoáng đãng và trẻ trung. 

Phong cách đơn giản tạo nên không gian sống gọn gàng, thoáng đãng và trẻ trung

Phong cách đơn giản tạo nên không gian sống gọn gàng, thoáng đãng và trẻ trung

2.4. Kết hợp các “mảng xanh”

Cây xanh trong không gian nội thất không những giúp cải thiện chất lượng không khí, mà còn tạo nên một không gian sống đẹp mắt và thanh lịch. Các loại cây xanh với hình dáng, kích cỡ khác nhau được sử dụng để trang trí các bức tường, góc phòng, hay ban công. Sự vươn lên mạnh mẽ của các loại cây tạo nên sức sống diệu kỳ, đồng thời cũng rất tốt cho phong thuỷ.

Sự vươn lên mạnh mẽ của các loại cây tạo nên sức sống diệu kỳ, đồng thời cũng rất tốt cho phong thuỷ

Sự vươn lên mạnh mẽ của các loại cây tạo nên sức sống diệu kỳ, đồng thời cũng rất tốt cho phong thuỷ

2.5. Thiết kế nội thất hình vòm

Các đường nét hình vòm vốn là nét đặc trưng trong kiến trúc phương Tây cổ điển. Trước sự giao thoa văn hoá, các đường vòm đang dần “lên ngôi” trong các không gian nội thất nhà phố của gia đình Việt. Đường vòm được ứng dụng cho lối vào, cửa chính và cửa sổ hay gương soi,… tạo nên nét đẹp mềm mại, thanh lịch cho kiến trúc.

Đường vòm được ứng dụng cho lối vào, cửa chính và cửa sổ hay gương soi,… tạo nên nét đẹp mềm mại, thanh lịch cho kiến trúc

Đường vòm được ứng dụng cho lối vào, cửa chính và cửa sổ hay gương soi,… tạo nên nét đẹp mềm mại, thanh lịch cho kiến trúc

3. Quy trình thiết kế - thi công nội thất nhà phố

Quy trình thiết kế - thi công nội thất nhà phố bao gồm 12 bước như sau:

1 - Lựa chọn nhà thầu thiết kế nhà phố (có thể kiêm luôn thi công)

Khi lựa chọn nhà thầu thiết kế nội thất, điều chủ nhà cần quan tâm nhất chính là kinh nghiệm và chuyên môn của các kiến trúc sư. Người kiến trúc sư giỏi sẽ mang đến cho bạn những giải pháp sáng tạo, phù hợp với với hiện trạng công trình.

Chủ nhà có thể tham khảo các dự án đã hoàn thiện của đơn vị thiết kế, thi công để có góc nhìn khách quan nhất.

2 - Cung cấp thông tin & thảo luận ý tưởng thiết kế với chuyên viên

Chủ nhà sẽ cung cấp cho đơn vị thiết kế một số thông tin như:

  • Thông tin về ngôi nhà: Loại hình nhà ở, diện tích, công trình xây mới hay cải tạo,...
  • Thông tin về thành viên trong nhà: số lượng thành viên, độ tuổi, giới tính, sở thích,…
  • Phong cách nội thất, màu sắc, vật liệu mà khách hàng yêu thích.

Sau khi lắng nghe thông tin và nguyện vọng của chủ nhà, đơn vị thiết kế tiến hành tư vấn các phương án thiết kế - thi công nội thất phù hợp nhất.

Chuyên viên tiến hành tiếp nhận thông tin khách hàng và tư vấn thiết kế

Chuyên viên tiến hành tiếp nhận thông tin khách hàng và tư vấn thiết kế

3 - Tham gia khảo sát công trình cùng kiến trúc sư của đơn vị thiết kế

Khảo sát hiện trạng công trình là công đoạn quan trọng để đánh giá tính khả thi đối với những nguyện vọng của chủ nhà. Từ đây, kiến trúc sư có thể đưa ra những ý tưởng thiết kế sơ lược nhất.

4 - Nhận báo giá chi phí và ký hợp đồng thiết kế - thi công trọn gói

Chủ nhà sẽ nhận được bảng báo giá chi phí thiết kế và chi phí thi công các hạng mục cụ thể. Nếu chủ nhà đồng ý, hai bên sẽ cùng nhau ký kết hợp đồng ràng buộc các quyền lợi đi kèm với các nghĩa vụ và trách nhiệm phải tuân thủ.

5 - Nhận ý tưởng thiết kế và phương án bố trí mặt bằng

Sau khi đã nắm được hiện trạng công trình, kiến trúc sư sẽ trình bày cho chủ nhà:

  • Phương án mặt bằng
  • Phong cách, màu sắc, chủng loại vật liệu
  • Hình ảnh tham khảo minh họa ý tưởng thiết kế

Bản vẽ thiết kế mặt bằng vật dụng trong 1 tầng nhà

Bản vẽ thiết kế mặt bằng vật dụng trong 1 tầng nhà

6 - Duyệt thiết kế phối cảnh 3D

Thiết kế phối cảnh 3D là bản vẽ mô tả ý tưởng của kiến trúc sư theo không gian đã có 1 cách chân thực nhất. Nhờ có bản thiết kế phối cảnh 3D, chủ nhà sẽ có cái nhìn trực quan về công trình trong tương lai. Nếu có điều gì chưa ưng ý, có thể chỉnh sửa ngay ở công đoạn này.

Sau khi chủ nhà nhất trí với bản vẽ phối cảnh, kiến trúc sư sẽ triển khai bản vẽ chi tiết, mô tả chính xác kích thước, vật liệu, kết cấu nội thất,… giúp các kỹ sư xây dựng, thợ thi công hiểu được ý đồ thiết kế.

Thiết kế phối cảnh 3D là bản vẽ mô tả ý tưởng của kiến trúc sư theo không gian đã có 1 cách chân thực nhất

Thiết kế phối cảnh 3D là bản vẽ mô tả ý tưởng của kiến trúc sư theo không gian đã có 1 cách chân thực nhất

7 - Nhận bộ hồ sơ thiết kế hoàn thiện

Hoàn thiện toàn bộ hồ sơ thiết kế bao gồm bản vẽ bố trí, bản vẽ 3D và bản vẽ triển khai chi tiết thi công. Với bộ hồ sơ này, chủ nhà đã có thể tiến hành thi công nội thất cho ngôi nhà của mình.

Bản vẽ triển khai chi tiết thi công

Bản vẽ triển khai chi tiết thi công

8 - Lựa chọn nhà thầu thi công

Với gói thiết kế - thi công nội thất trọn gói, chủ nhà sẽ không cần phải lựa chọn nhà thầu thi công. Nếu chủ nhà chọn thiết kế và thi công riêng lẻ, đến bước này, chủ nhà phải tìm kiếm nhà thầu thi công hoàn thiện nội thất cho công trình của mình.

9 - Nhận báo giá và ký hợp đồng thi công

Dựa vào hồ sơ thiết kế, đơn vị thi công sẽ liệt kê các hạng mục thi công và tổng mức đầu tư cần thiết. Trong bản báo giá thi công cũng thể hiện chi tiết giá trị của vật liệu và tiến độ thi công.

Chủ nhà xem xét, thống nhất báo giá với đơn vị thi công và tiến hành ký kết hợp đồng. Nội dung của hợp đồng bao gồm các mục như:

  • Chi phí thi công + giá vật liệu + quy cách, chất liệu
  • Tiến độ thi công
  • Chất lượng thi công + sản phẩm
  • Phương thức và tiến độ thanh toán
  • Xác nhận và ký duyệt mẫu trước khi thi công

10 - Thi công phần thô

Thi công thô bao gồm một số hạng mục chính như:

  • Dỡ bỏ các bức tường để tạo không gian mở.
  • Sơn tường, trần nhà
  • Ốp lát gạch trang trí nền
  • Thi công điện nước dựa vào bản vẽ sơ đồ điện nước.

11 - Thi công hoàn thiện nội thất

Đơn vị thi công bố trí, lắp ráp đồ nội thất và trang trí phụ kiện cho không gian các phòng chức năng như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp… sao cho phù hợp với phong cách thiết kế và sở thích mà chủ nhà mong muốn ban đầu.

12 - Nghiệm thu công trình và thanh lý hợp đồng

Chủ nhà tiến hành kiểm tra tất cả các hạng mục đã thi công, đảm bảo nhà thầu đã hoàn thiện một cách chỉn chu nhất. Nếu phát sinh lỗi, chủ nhà báo với nhà thầu thi công để có giải pháp khắc phục. 

4. Dự toán chi phí thiết kế thi công nội thất nhà phố

Dự toán tổng chi phí đầu tư chính xác giúp quá trình thiết kế, thi công nội thất diễn ra thuận lợi hơn. Dưới đây là những phân tích giúp bạn có thể ước tính mức chi phí đầu tư cho nội thất.

4.1. 3 yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thiết kế thi công nội thất nhà phố

Chi phí thiết kế, thi công nhà phố chịu ảnh hưởng của ba yếu tố cơ bản sau:

  • Phong cách thiết kế: Một phong cách khác nhau có một mức độ cầu kỳ khác nhau nên chi phí thiết kế, thi công nội thất cũng có sự chênh lệch.
  • Diện tích thiết kế - thi công: Đơn giá thiết kế nội thất được tính theo m2, do đó diện tích càng lớn thì chi phí càng cao. Bên cạnh đó, ngôi nhà càng lớn và nhiều phòng thì càng cần nhiều đồ nội thất hơn, dẫn đến chi phí thi công tăng lên.
  • Loại vật liệu sử dụng: Chất liệu nội thất có rất nhiều phân khúc khác nhau từ bình dân đến cao cấp. Tuỳ vào loại chủ nhà lựa chọn, chi phí thi công hoàn thiện nội thất có thể cao hơn hoặc thấp hơn.

Nội thất phong cách Luxury có sự cầu kỳ trong thiết kế, đồng thời sử dụng các nguyên vật liệu cao cấp chắc chắn sẽ có chi phí thiết kế - thi công cao hơn phong cách hiện đại

Nội thất phong cách Luxury có sự cầu kỳ trong thiết kế, đồng thời sử dụng các nguyên vật liệu cao cấp chắc chắn sẽ có chi phí thiết kế - thi công cao hơn phong cách hiện đại

4.2. Ước tính tổng chi phí thiết kế, thi công nội thất nhà phố

Tổng chi phí đầu tư chi nội thất có thể tách riêng thành: chi phí thiết kế & chi phí thi công. Chủ nhà có thể thuê đơn vị thiết kế riêng hoặc thuê đơn vị thiết kế - thi công trọn gói.

1 - Chi phí thiết kế

Trên thị trường hiện nay, mức chi phí đầu tư cho thiết kế nội thất nhà phố dao động khoảng 180.000 - 318.000 VND/m2. Với mức chi phí này, đơn vị thiết kế sẽ tiến tư vấn và xây dựng kế hoạch xây dựng chi tiết phù hợp với hiện trạng công trình và nhu cầu của các thành viên trong gia đình.

Chủ nhà có thể có thể tham khảo bảng giá sau đây:

Diện tích thiết kế nội thất

S ≤ 100m2

100m2 < S ≤ 150m2

150 < S < 300m2

S ≥ 300m2

Đơn giá thiết kế (chưa bao gồm VAT)

318.000 đ/m2

232.000 đ/m2

215.000 đ/m2

180.000đ/m2

Lưu ý:

  • Chi phí thiết kế nội thất có thể thay đổi theo phong cách khác nhau.
  • Với các công trình có làm ảnh hưởng đến kết cấu hiện tại của công trình, chi phí cộng thêm 40%-75% phí thiết kế cải tạo.

2 - Chi phí thi công

Giá thi công nội thất trọn gói hoàn thiện sẽ biến động theo phong cách, kích thước, chất liệu, thời điểm thi công… Tuy nhiên, thông thường tổng chi phí sẽ dao động trong khoảng từ 86.000.000đ và có thể lên đến 150.000.000đ – 200.000.000đ.

Tổng chi phí đầu tư chi nội thất có thể tách riêng thành: chi phí thiết kế & chi phí thi công

Tổng chi phí đầu tư chi nội thất có thể tách riêng thành: chi phí thiết kế & chi phí thi công

Phần lớn các ngôi nhà phố hiện nay đều được xây 2 tầng - vừa đảm bảo thẩm mỹ, vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình 1-2 thế hệ. Bạn có thể tham khảo chi phí hoàn thiện nội thất nhà 2 tầng, đã được phân chia rõ ràng theo từng hạng mục, để dễ dàng đề xuất với đơn vị thi công.

5. Lưu ý khi tiến hành thiết kế thi công nội thất nhà phố

Dưới đây là một số chú ý mà chủ nhà cần lưu tâm để quá trình thiết kế thi công nội thất diễn ra thuận lợi:

1 - Xác định rõ chi phí đầu tư

Ngay từ khi tìm đến đơn vị thiết kế, bạn cần xác định rõ tổng chi phí mà bạn sẽ đầu tư cho nội thất ngôi nhà. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho các kiến trúc sư trong việc lựa chọn phương án thi công phù hợp với ngân sách.

Nhờ đó, chủ nhà sẽ có 1 công trình hoàn thiện như ý, tránh trường hợp vượt ngân sách quá nhiều dẫn đến quá trình thi công nội thất không thể hoàn thiện. Để yên tâm hơn, chủ nhà nên dành ra một khoản đầu tư dự trù (chiếm 15 - 30%) tổng chi phí nội thất dự kiến để có thể chủ động giải quyết những vấn đề phát sinh.

Xác định rõ chi phí ngay từ đầu sẽ giúp ích rất nhiều cho các kiến trúc sư trong việc lựa chọn phương án thi công phù hợp với ngân sách

Xác định rõ chi phí ngay từ đầu sẽ giúp ích rất nhiều cho các kiến trúc sư trong việc lựa chọn phương án thi công phù hợp với ngân sách

2 - Lựa chọn phong cách phù hợp

Sau khi đã xác định ngân sách, chủ nhà cần cân đối sở thích, mong muốn của gia đình với nhu cầu thực tế. Một số phong cách đặc biệt có chi phí cao hơn rất nhiều. Ví dụ, chi phí để hoàn thiện nội thất theo phong cách Luxury hay Tân cổ điển thường lớn hơn rất nhiều so với phong cách hiện đại hay tối giản.

Không gian nội thất phong cách Luxury thường có chi phí cao hơn rất nhiều so với phong cách hiện đại hay tối giản

Không gian nội thất phong cách Luxury thường có chi phí cao hơn rất nhiều so với phong cách hiện đại hay tối giản

3 - Đọc kỹ hợp đồng khi ký kết

Hợp đồng là ràng buộc pháp lý thể hiện cam kết giữa hai bên, quy định quyền và nghĩa vụ giữa chủ nhà và đơn vị thiết kế. Chủ nhà nghiên cứu kỹ những điều khoản trước khi đặt bút ký để tránh xảy ra những tranh cãi nếu có sai phạm xảy ra.

Trước khi đặt bút ký vào hợp đồng, chủ nhà cần nắm rõ một số thông tin như:

  • Tiến độ công trình, thời gian hoàn thiện
  • Chủng loại vật tư
  • Giá thành xây dựng
  • Yêu cầu từ phía chủ đầu tư
  • Trách nhiệm của đơn vị nhà thầu
  • Chế độ bảo hành bảo trì của công trình về sau

4 - Lựa chọn đơn vị có ưu thế về thiết kế nội thất

Chi phí thiết kế tuy không chiếm phần nhiều trong tổng chi phí nhưng nó lại góp phần quan trọng quyết định thành bại của công trình. Một thiết kế tốt sẽ giúp quá trình thi công sau này diễn ra suôn sẻ, giúp chủ nhà chủ động trong mọi rủi ro. Do đó, khi tìm kiếm nhà thầu hoàn thiện nội thất, chủ nhà nên lựa chọn những đơn chuyên nghiệp, có thế mạnh về thiết kế nội thất.

Xây Tổ Ấm là nền tảng kết nối chủ nhà và nhà thầu, giúp bạn nhanh chóng tìm được đơn vị thiết kế thi công nội thất phù hợp với nhu cầu. Đến với Xây Tổ Ấm, chủ nhà sẽ nhận được:

  • 3 đề xuất nhà thầu phù hợp kèm báo giá chi tiết. Các nhà thầu đã được sàng lọc kỹ lưỡng từ mạng lưới nhà thầu đã được xác minh năng lực từ đội ngũ chuyên gia chuẩn Nhật.
  • Đồng hành cùng chủ nhà so sánh báo giá và ký kết hợp đồng. Trong các cuộc đàm phán 3 bên, Xây Tổ Ấm luôn đứng về phía chủ nhà, đảm bảo quyền lợi cho chủ nhà.
  • Đồng hành cùng chủ nhà từ lúc bắt đầu thi công cho đến khi công trình hoàn thiện. Các chuyên gia của  Xây Tổ Ấm sẽ hỗ trợ chủ nhà nghiệm thu, bàn giao để đảm bảo chất lượng thi công nội thất tốt nhất.

Xây Tổ Ấm là nền tảng kết nối giữa chủ nhà và nhà thầu, giúp chủ nhà nhanh chóng tìm được đơn vị thi công nội thất uy tín

Xây Tổ Ấm là nền tảng kết nối giữa chủ nhà và nhà thầu, giúp chủ nhà nhanh chóng tìm được đơn vị thi công nội thất uy tín

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn chiêm ngưỡng những mẫu thiết kế thi công nội thất nhà phố đầy ấn tượng và sáng tạo. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, chủ nhà đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia của Xây Tổ Ấm, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Xây Tổ Ấm - GIẢI PHÁP LỰA CHỌN NHÀ THẦU LÝ TƯỞNG

  • Email: info@xaytoam.vn
  • Hotline: 024 7309 6896
  • Số điện thoại: (+84) 936 365 851
  • Địa chỉ: P903B, tòa Sun Red River, 23 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội