Kiến thức chung
Đang cập nhật
04/09/2023
1086 lượt xem
13+ kinh nghiệm giám sát thi công nội thất chủ nhà cần biết

Bạn là chủ nhà muốn giám sát thi công nội thất nhưng chưa biết phải làm gì để việc giám sát hiệu quả nhất? Bài viết này sẽ cung cấp 13+ kinh nghiệm giám sát thi công nội thất giúp chủ nhà có thể tự tin giám sát thi công cho tổ ấm của mình.

1. Nắm rõ bản vẽ kỹ thuật và hiện trạng công trình

Trước khi bắt đầu giám sát thi công nội thất, chủ nhà cần nắm rõ bản vẽ kỹ thuật và hiện trạng công trình.

  • Với bản vẽ kỹ thuật: Chủ nhà cần hiểu rõ các vị trí lắp đặt mạch điện, các đường ống nước,... và căn cứ vào đó, chủ nhà có thể kiểm tra xem đơn vị thi công đã thực hiện lắp đặt đúng hay chưa, kích thước vật liệu nội thất có phù hợp không (tránh tình trạng ghế quá to, che mất ổ cắm điện),...
  • Hiện trạng công trình: Chủ nhà cần kiểm tra lại kích thước từng phòng có đủ rộng hoặc vừa với kích thước của tủ, bàn ghế, giường,... mà kiến trúc sư đưa hay không. Việc làm này là vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công của việc thi công nội thất, cũng như hạn chế tình trạng thi công sai, gây lãng phí thời gian và tiền bạc để sửa chữa.
Đo đạc kích thước bản vẽ kỹ thuật và hiện trạng công trình xem đã đúng tỷ lệ chưa, giúp cho việc lựa chọn và sắp xếp các đồ nội thất được dễ dàng và hiệu quả hơn
Đo đạc kích thước bản vẽ kỹ thuật và hiện trạng công trình xem đã đúng tỷ lệ chưa, giúp cho việc lựa chọn và sắp xếp các đồ nội thất được dễ dàng và hiệu quả hơn

Ngoài ra, nếu chủ nhà đang trong quá trình lên ý tưởng cho bản vẽ thiết kế nội thất, Xây Tổ Ấm đã tổng hợp hơn 44 mẫu thiết kế thi công nội thất nhà phố đẹp đang trở thành xu hướng hiện nay, giúp chủ nhà dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thiết kế nội thất ưng ý.

2. Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ thiết kế nội thất

Để tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ thi công cũng như giúp chủ nhà giám sát công trình một cách chính xác và hiệu quả, chủ nhà cần chuẩn bị cho cả bản thân và đơn vị thi công đầy đủ bộ hồ sơ thiết kế. Một bộ hồ sơ thiết kế nội thất sẽ bao gồm các bản vẽ như:

  • Bản vẽ 3D: Phối cảnh không gian 3D các phòng với các chủng loại vật liệu, màu sắc, ánh sáng,...
  • Bản vẽ 2D: Mặt bằng bố trí đồ nội thất chi tiết các tầng; mặt cắt, mặt bằng, chi tiết cầu thang, mặt bằng chi tiết lát gạch từng phòng,...
  • Hồ sơ kỹ thuật về các thiết bị, vật dụng nội thất: Mặt bằng định vị đồ nội thất, bản vẽ kỹ thuật chi tiết đồ nội thất, bản vẽ thống kê đồ nội thất,...
  • Hồ sơ kỹ thuật chi tiết của bản vẽ nội thất: Chi tiết sàn (Vật liệu, kích thước, nhà cung cấp, ảnh thực tế); chi tiết trần (vật liệu ốp trần, vị trí đèn, màu sắc đèn);...
Bộ hồ sơ thiết kế nội thất
Bộ hồ sơ thiết kế nội thất

3. Giám sát vật liệu đầu vào

Để những món đồ nội thất trở nên hài hòa, có tính thẩm mỹ cao và bền bỉ với thời gian, chủ nhà nên kiểm tra sát sao tất cả các vật liệu đầu vào và đảm bảo tất cả các món đồ nội thất cần phải đúng so với bản thiết kế.

Một số tiêu chí giám sát vật liệu đầu vào mà chủ nhà có thể tham khảo như:

  • Các vật liệu này đã đúng so với bản thiết kế, hợp đồng: Bằng cách kiểm tra tên hãng sản phẩm & đơn vị sản xuất.
  • Nguồn gốc, chủng loại, mã sản phẩm của vật liệu: Bằng cách kiểm tra tem, mác, mã QR sản phẩm, giấy kiểm định chất lượng sản phẩm
  • Màu sắc, bề mặt vật liệu có đúng thiết kế, hợp đồng: So sánh mã màu, xác nhận kích thước thực tế so sánh với thiết kế
  • Số lượng vật liệu đã đủ theo bản thiết kế, hợp đồng: Bằng cách kiểm đếm và so sánh với bản thiết kế

Bên cạnh đó, còn có một số tiêu chí khác khi giám sát vật liệu đầu vào, để biết thêm chi tiết, chủ nhà có thể liên hệ Xây Tổ Ấm tại đây.

Kiểm tra sát sao tất cả các vật liệu đầu vào và đảm bảo tất cả các món đồ nội thất cần phải đúng so với bản thiết kế
Kiểm tra sát sao tất cả các vật liệu đầu vào và đảm bảo tất cả các món đồ nội thất cần phải đúng so với bản thiết kế

Nhiều chủ nhà tự mua đồ nội thất trang trí dựa theo bộ hồ sơ thiết kế, tuy nhiên lại không đảm bảo được việc giám sát vật liệu đầu vào, gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và đồng bộ. Trong trường hợp này, nhiều chủ nhà sẽ cân nhắc phương án thuê đơn vị thiết kế nội thất trọn gói giúp giảm các rủi ro kể trên. Để hiểu rõ về ưu và nhược điểm của cả 2 phương án, chủ nhà có thể xem thêm bài viết nên tự mua nội thất hay thuê thiết kế để đưa ra lưa chọn hợp lý. 

4. Giám sát vệ sinh công trình và tình trạng an toàn lao động cho công nhân

Giám sát vệ sinh công trình và tình trạng an toàn lao động cho công nhân là một việc làm vô cùng quan trọng, không chỉ giúp việc thực hiện thi công nội thất được diễn ra suôn sẻ mà còn giúp đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ của căn nhà, tránh tình trạng xây xước, hỏng hóc không đáng có.

1. Giám sát vệ sinh công trình

Hiện nay có rất nhiều công trình thi công nội thất không được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đồ đạc và các thiết bị bị vứt bừa bãi trên sàn nhà. Điều này không chỉ cản trở tiến độ thi công, gây bất tiện trong việc đi lại mà còn có nguy cơ làm thất lạc đồ đạc, hư hỏng đồ vật và làm phát sinh chi phí sửa chữa, mua mới cho chủ nhà.

Sàn nhà sau khi được hoàn thiện nhưng không được vệ sinh sạch sẽ, đã bị trầy xước, gây mất thẩm mỹ cho căn nhà mới
Sàn nhà sau khi được hoàn thiện nhưng không được vệ sinh sạch sẽ, đã bị trầy xước, gây mất thẩm mỹ cho căn nhà mới
Đồ đạc bị vứt bừa bãi gây nhiều bất tiện trong việc đi lại và thất thoát đồ đạc làm phát sinh nhiều chi phí mua mới
Đồ đạc bị vứt bừa bãi gây nhiều bất tiện trong việc đi lại và thất thoát đồ đạc làm phát sinh nhiều chi phí mua mới

Có thể thấy, việc giám sát vệ sinh công trình thi công nội thất là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả và tính thẩm mỹ của căn nhà. Vì vậy, chủ nhà nên giám sát nghiêm ngặt đội ngũ thi công, yêu cầu họ phải giữ gìn vệ sinh công trình sạch sẽ, thi công nhanh gọn, làm đến đâu là phải dứt điểm và dọn dẹp sạch sẽ đến đó.

Ngoài ra, chủ nhà cũng có thể tham khảo quy trình tổ chức thi công theo 5S - tiêu chuẩn Nhật Bản mà Xây Tổ Ấm thường áp dụng như:

  • Sort: Phân loại vật liệu & dụng cụ, bỏ đi những thứ không cần thiết.
  • Set in order: Sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng
  • Shine: Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ
  • Standardize: Tiêu chuẩn hóa các khâu trong thi công
  • Sustain: Kiểm tra & duy trì liên tục.

Với quy trình này, chủ nhà có thể tổ chức và giám sát công trình thi công nội thất một cách hiệu quả, luôn giữ cho công trình sạch sẽ, đẩy nhanh tiến độ thi công và hạn chế hỏng hóc đồ đạc xảy ra.

Giám sát thi công nội thất theo quy trình 5S chuẩn Nhật giúp công trình luôn sạch sẽ, gọn gàng, đẩy nhanh tiến độ thi công
Giám sát thi công nội thất theo quy trình 5S chuẩn Nhật giúp công trình luôn sạch sẽ, gọn gàng, đẩy nhanh tiến độ thi công

2. Giám sát tình trạng an toàn lao động cho công nhân

Việc đảm bảo an toàn lao động cho công nhân cũng là hạng mục giám sát quan trọng, giúp đảm bảo tiến độ thi công cũng như tránh được những tai nạn không mong muốn xảy ra. Vì vậy, để giám sát tình trạng an toàn lao động, chủ nhà có thể giám sát một số hạng mục sau:

  • Cần bố trí lán tạm nghỉ ngơi cho công nhân, đảm bảo nơi nghỉ ngơi an toàn và sạch sẽ
  • Cần sắp xếp nơi tập kết rác thải
  • Cần đảm bảo công nhân khi tham gia thi công nội thất đã có đầy đủ trang phục bảo hộ an toàn
  • Cần chuẩn bị đầy đủ bình cứu hỏa và các phương án phòng cháy chữa cháy

Ngoài ra, để biết thêm chi tiết về việc giám sát vệ sinh và an toàn lao động cho công nhân, chủ nhà có thể đọc thêm bài viết “Quản lý rủi ro trong xây dựng nhà phố”.

Công nhân khi tham gia thi công nội thất phải được trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ an toàn
Công nhân khi tham gia thi công nội thất phải được trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ an toàn

5. Giám sát thi công từng hạng mục

Để đảm bảo chất lượng và sự an toàn của các thiết bị nội thất, chủ nhà cần giám sát chặt chẽ quá trình thi công qua từng hạng mục. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi giám sát các hạng mục sau:

  • Thiết bị vệ sinh: Đảm bảo các thiết bị không bị trầy xước, móp méo hay rò rỉ. Các thiết bị cần được lắp đặt chắc chắn, hạn chế tình trạng bị lung lay, cũng như các hệ thống nước - thoát nước cần phải hoạt động trơn tru.
  • Hệ thống đèn điện: Đảm bảo đèn phải đủ sáng, không bị chập chờn và được lắp đặt ở vị trí phù hợp, không gây chói mắt. Hệ thống dây điện phải được xếp gọn gàng, không bị lộ ra ngoài và đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ.
  • Cửa ra vào và cửa sổ: Hệ thống cửa phải được mở đóng dễ dàng và không bị kẹt cửa. Đảm bảo cửa được lắp đặt vừa khít, không bị khe hở hay lệch khung. Khóa cửa cần phải hoạt động tốt và có tính bảo mật cao.
  • Lan can, tay vịn cầu thang: Lan can và tay vịn phải được lắp đặt chắc chắn, tuyệt đối không để bị gãy, hay cong vênh. Chiều cao và chiều rộng của lan can phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
  • Bàn ghế, giường tủ: Bàn ghế, giường tủ cần được lắp đặt chính xác, không bị lệch hình hay sai kích thước, cũng như đảm bảo chúng không bị trầy xước, nứt gãy hay mối mọt. Ngoài ra, bàn ghế cũng cần phù hợp với phong cách và màu sắc của nội thất.
Giám sát chặt chẽ quá trình thi công của đơn vị thi công qua từng hạng mục như đèn, kệ tủ,...
Giám sát chặt chẽ quá trình thi công của đơn vị thi công qua từng hạng mục như đèn, kệ tủ,...

6. Giám sát tiến độ của đơn vị thi công theo đúng kế hoạch

Để đảm bảo tiến độ thi công được diễn ra đúng kế hoạch, chủ nhà nên nắm rõ phạm vi công việc của nhà thầu và đội ngũ nhân công. Từ đó, chủ nhà có thể thuận tiện trong việc theo dõi quá trình làm việc, hỗ trợ đôn đốc đội ngũ thi công, giúp họ hoàn thành công việc theo đúng tiến độ, kế hoạch đã đề ra.

Nắm rõ phạm vi công việc của nhà thầu và đội ngũ nhân công để hỗ trợ đôn đốc đội ngũ thi công, giúp họ hoàn thành công việc theo đúng tiến độ
Nắm rõ phạm vi công việc của nhà thầu và đội ngũ nhân công để hỗ trợ đôn đốc đội ngũ thi công, giúp họ hoàn thành công việc theo đúng tiến độ

7. Giám sát chi phí khi thi công

Để kiểm soát chi phí thi công nội thất một cách hiệu quả, chủ nhà nên giám sát chi phí khi thi công theo đúng kế hoạch, hợp đồng. Chẳng hạn như:

  • Giám sát chi tiết về các hạng mục thi công, nguyên vật liệu, thiết bị và nhân công cần sử dụng phải đúng so với hợp đồng đã ký kết.
  • Theo dõi tiến độ thi công và kiểm tra chất lượng của các hạng mục. Nếu có sai sót hay thay đổi, chủ nhà cần nắm bắt được các chi phí phát sinh.
  • Đối chiếu chi phí thực tế với kế hoạch và hợp đồng đã lập trước đó, để nắm rõ tình trạng các khoản phí của từng hạng mục.

Từ đó, chủ nhà có thể hạn chế các tình huống “độn giá” của đơn vị thi công.

Giám sát chi phí khi thi công bằng cách kiểm soát chất lượng và số liệu đầu vào cũng như dự trù các phương án thay thế khi có sự cố xảy ra
Giám sát chi phí khi thi công bằng cách kiểm soát chất lượng và số liệu đầu vào cũng như dự trù các phương án thay thế khi có sự cố xảy ra

8. Yêu cầu đơn vị thi công thường xuyên báo cáo tiến độ

Không phải lúc nào chủ nhà cũng có thời gian để giám sát công trình, vì vậy, chủ nhà nên yêu cầu đơn vị thi công nội thất thường xuyên báo cáo, ghi chép tiến độ thi công. Một số nội dung cần có trong báo cáo như các hoạt động đã được thực hiện và kết quả thực hiện, các vấn đề phát sinh,...

Từ đó, chủ nhà có thể dễ dàng theo dõi, nắm rõ tiến độ dự án và thuận tiện cho công tác giám sát sau này. Không những vậy, nhờ có báo cáo này mà chủ nhà có thể theo dõi và dự trù chi phí cho các tình huống phát sinh và tính toán được thời gian phù hợp để chuẩn bị đồ đạc di chuyển về nhà mới. 

Yêu cầu đơn vị thi công nội thất thường xuyên báo cáo, ghi chép tiến độ thi công, giúp chủ nhà dễ dàng theo dõi tiến độ dự án và thuận tiện cho công tác giám sát sau này
Yêu cầu đơn vị thi công nội thất thường xuyên báo cáo, ghi chép tiến độ thi công, giúp chủ nhà dễ dàng theo dõi tiến độ dự án và thuận tiện cho công tác giám sát sau này

9. Cân nhắc yếu tố phong thủy

Để tạo ra một không gian sống hài hòa, có phong thủy tốt, chủ nhà cần quan tâm đến yếu tố phong thủy, bao gồm hai khía cạnh chính là hướng đặt đồ và màu sắc đồ đạc.

Hướng đặt đồ có thể ảnh hưởng đến luồng năng lượng trong căn phòng. Vì vậy, chủ nhà nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy để xác định hướng đặt đồ hợp lý nhất. Nếu thợ thi công đặt đồ sai hướng, có thể gây ra những tác động xấu cho vận may của chủ nhà.

Chủ nhà nên giám sát thợ thi công đặt hướng đặt đồ vật sao cho hợp phong thủy
Chủ nhà nên giám sát thợ thi công đặt hướng đặt đồ vật sao cho hợp phong thủy

Thêm vào đó, màu sắc cũng có vai trò quan trọng trong phong thủy của căn phòng. Màu sắc của các món đồ nội thất cần phù hợp với tính cách, mục đích và hợp mệnh với chủ nhà. Nếu thợ thi công chọn màu sắc không phù hợp, có thể gây ra những xung đột về phong thủy cho chủ nhà.

Ngoài ra, khi có bất kỳ thay đổi nào trong việc bố trí đồ nội thất, chủ nhà cần thông báo ngay cho bên thiết kế để họ có thể điều chỉnh lại sao cho phù hợp nhất.

Màu sắc của các món đồ nội thất cần phù hợp với tính cách, mục đích và hợp mệnh với chủ nhà
Màu sắc của các món đồ nội thất cần phù hợp với tính cách, mục đích và hợp mệnh với chủ nhà

Nếu vẫn muốn tự mình thay đổi các món đồ nội thất trang trí theo sở thích của bản thân, chủ nhà nên tham khảo thêm các kinh nghiệm tự trang trí nội thất để chủ động trong quá trình trang trí, sửa đổi và có thành quả ưng ý.

10. Nghiệm thu các hạng mục thi công nội thất

Sau khi nội thất trong căn nhà được hoàn thiện, chủ nhà sẽ tiến hành kiểm tra và nghiệm thu từng hạng mục. Trong quá trình này, chủ nhà sẽ:

  • Chủ nhà cần kiểm tra chủng loại, màu sắc, số lượng các thiết bị, đồ đạc nội thất so với bản thiết kế.
  • Chủ nhà cần kiểm tra tình trạng các thiết bị, đồ đạc và cần đảm bảo chúng không bị hỏng hóc, trầy xước hay bóp méo.
  • Chủ nhà cần đảm bảo vị trí của các món đồ nội thất phải được lắp đặt đúng so với bản thiết kế.
  • Chủ nhà cần đảm bảo các món đồ treo phải được bắn đủ vít chắc chắn và cân bằng.
  • Chủ nhà cần đảm bảo công năng các thiết bị nội thất như cắm thử đèn, điều hòa,... phải được hoạt động tốt, mượt mà.

Đặc biệt, quá trình nghiệm thu nội thất này cần được tiến hành một cách cẩn thận, tỉ mỉ để tránh những bỏ sót bất kỳ lỗi thi công nào.

Nghiệm thu các hạng mục nội thất nhằm đảm bảo tất cả đều được thi công theo đúng bản thiết kế, chất lượng hoàn thiện tốt và không bị hỏng hóc hay thi công ẩu
Nghiệm thu các hạng mục nội thất nhằm đảm bảo tất cả đều được thi công theo đúng bản thiết kế, chất lượng hoàn thiện tốt và không bị hỏng hóc hay thi công ẩu

11. Nên thuê giám sát thi công nội thất

Việc giám sát thi công nội thất đòi hỏi người giám sát cần có trình độ chuyên môn cao, có thời gian để giám sát công trình thường xuyên. Vì vậy, nếu chủ nhà là người không có nhiều thời gian và không có nhiều kiến thức chuyên môn về thiết kế, bố trí nội thất, chủ nhà không nên tự giám sát thi công nội thất.

Bởi trong quá trình thi công nội thất, sẽ có những công đoạn thực hiện kỹ thuật, nếu chỉ quan sát, chủ nhà cũng rất khó để đánh giá được thợ đang thi công đúng hay sai. Đặc biệt, nếu có những sự cố bất ngờ xảy ra như hư hỏng vật liệu, khó khăn trong việc lắp đặt,... chủ nhà không thể đưa ra giải pháp hiệu quả như giám sát viên.

Chủ nhà nên thuê giám sát thi công nội thất
Chủ nhà nên thuê giám sát thi công nội thất

12. Lựa chọn giám sát viên có trình độ chuyên môn cao

Lựa chọn giám sát viên có trình độ chuyên môn cao là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng và tiến độ của dự án nội thất. Giám sát viên không chỉ cần có kiến thức về nội thất, mà còn phải có khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công, đồng thời phối hợp tốt với các bên liên quan như chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp,...

Một số tiêu chí khi lựa chọn giám sát viên giám sát thi công nội thất mà chủ có thể tham khảo và đặt ra như:

  • Cần có chuyên môn - kiến thức về nội thất, có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc; Có nhiều kinh nghiệm giám sát thi công nội thất trước đó.
  • Chịu được áp lực công việc, có sự phối hợp tốt với các bộ phận khác, có tinh thần trách nhiệm và chủ động trong công việc.
  • Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và xử lý mâu thuẫn, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các bên liên quan.
  • Có khả năng cập nhật và áp dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực nội thất và giám sát hiệu quả.
Lựa chọn giám sát viên có trình độ chuyên môn cao là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng và tiến độ của dự án nội thất
Lựa chọn giám sát viên có trình độ chuyên môn cao là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng và tiến độ của dự án nội thất

13. Lựa chọn dịch vụ giám sát thi công nội thất phù hợp

Hiện nay, có rất nhiều dịch vụ giám sát thi công nội thất với nhiều mức giá khác nhau. Nhưng nhìn chung, giá thuê giám sát thi công nội thất sẽ dao động từ ~ 8.000.000 - 20.000.000 VNĐ/tháng, cụ thể:

  • Bán thời gian (Thời gian giám sát từ 3 - 4 giờ/ngày và 4 buổi/tuần): ~ 8,000,000 VNĐ/tháng
  • Toàn thời gian (Thời gian giám sát từ 7 - 8 giờ/ngày từ thứ 2 đến thứ 6): ~ 20,000,000 VNĐ/tháng

Vì vậy, tùy thuộc vào nhu cầu, loại hình công trình và ngân sách, chủ nhà cần lựa chọn loại dịch vụ có mức giá phù hợp.

*Lưu ý:

  • Mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo
  • Để biết thêm chi tiết, chủ nhà có thể liên hệ và nhận tư vấn từ Xây Tổ Ấm.

Xây Tổ Ấm - Đồng hành cùng chủ nhà giám sát thi công nội thất chất lượng

Nếu chủ nhà vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc xác minh năng lực giám sát viên, cảm thấy mất nhiều thời gian trong việc so sánh lựa chọn giám sát viên phù hợp, chủ nhà có thể hiện hệ với Xây Tổ Ấm - Nền tảng kết nối chủ nhà và nhà thầu hàng đầu Việt Nam.

Xây Tổ Ấm là đơn vị thứ ba, giúp chủ nhà tìm kiếm các đơn vị nhà thầu thi công, thiết kế phù hợp một cách khách quan, minh bạch. Hơn nữa, trong suốt quá trình thi công nội thất, Xây Tổ Ấm vẫn luôn đồng hành cùng chủ nhà, hỗ trợ giám sát chất lượng công trình thi công cũng như đưa ra các hỗ trợ kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Đặc biệt, đến với Xây Tổ Ấm, chủ nhà sẽ không phải lo lắng về chất lượng dịch vụ giám sát thi công nội thất, bởi đội ngũ chuyên gia của Xây Tổ Ấm đều là những nhân sự giàu kinh nghiệm, được đào tạo và quản lý theo quy trình chuẩn Nhật.

Đội ngũ chuyên gia của Xây Tổ Ấm có nhiều năm kinh nghiệm, tự tin là người bạn đồng hành chất lượng cùng chủ nhà giám sát thi công nội thất
Đội ngũ chuyên gia của Xây Tổ Ấm có nhiều năm kinh nghiệm, tự tin là người bạn đồng hành chất lượng cùng chủ nhà giám sát thi công nội thất

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho chủ nhà 13+ kinh nghiệm giám sát thi công nội thất vô cùng đầy đủ và chi tiết. Nếu chủ nhà còn gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình lựa chọn giám sát viên phù hợp, đừng ngần ngại liên hệ với Xây Tổ Ấm.

Đội ngũ chuyên viên Xây Tổ Ấm hân hạnh đồng hành cùng bạn kiến tạo ngôi nhà mơ ước với sự tận tâm và trách nhiệm cao nhất!

Xây Tổ Ấm - GIẢI PHÁP LỰA CHỌN NHÀ THẦU LÝ TƯỞNG

  • Email: info@xaytoam.vn
  • Hotline: 024 7309 6896
  • Số điện thoại: (+84) 936 365 851
  • Địa chỉ: P903B, tòa Sun Red River, 23 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội