Kiến thức chung
Đang cập nhật
29/12/2023
732 lượt xem
15+ kinh nghiệm xây dựng nhà phố AN TOÀN & TIẾT KIỆM

Xây dựng nhà phố là một quá trình tốn kém và kéo dài. Để quá trình này diễn ra thuận lợi, chủ nhà cần lập một kế hoạch thật chi tiết và có sự hợp tác tốt với nhà thầu. Sau đây là 15 kinh nghiệm xây dựng nhà phố an toàn và tiết kiệm, đặc biệt hữu ích với chủ nhà lần đầu xây nhà.

1. Kinh nghiệm chuẩn bị xây dựng nhà phố

Trước khi tiến hành xây dựng nhà phố, chủ nhà nên lưu ý một số kinh nghiệm sau:

1.1. Xác định rõ mục đích sử dụng của ngôi nhà

Sau khi thảo luận với người thân, chủ nhà sẽ lựa chọn các tiêu chí cho ngôi nhà phố bao gồm số tầng, số phòng, bố trí các phòng chức năng, diện tích sử dụng, phong cách chủ đạo,…để có một không gian sống lý tưởng. Bên cạnh đó, nếu muốn thêm công năng cho ngôi nhà trong tương lai, chủ nhà cũng cần xác định rõ ràng. Chẳng hạn như:

  • Nếu chủ nhà muốn xây nhà ít tầng nhưng có khả năng nâng tầng sau này, chủ nhà cần chú ý đến kết cấu chịu lực của ngôi nhà, đảm bảo có sẵn cột thép chờ để có thể cải tạo dễ dàng hơn.
  • Nếu chủ nhà có kế hoạch sinh thêm em bé, chủ nhà cần dự phòng một không gian riêng cho trẻ như phòng ngủ hay khu vui chơi.
  • Nếu chủ nhà có mong muốn lắp đặt thang máy trong tương lai, chủ nhà cần xây dựng sẵn một ô chờ để không phải phá dỡ hay sửa chữa lại ngôi nhà khi lắp đặt.

Như vậy, việc xác định mục tiêu sử dụng của ngôi nhà sẽ giúp chủ nhà tiết kiệm được 1 phần chi phí nhờ tránh được các phát sinh ngoài dự kiến.

1.2. Lập kế hoạch tài chính và dự trù kinh phí trước khi xây nhà

Để xây nhà một cách hiệu quả và tiết kiệm, chủ nhà cần có một kế hoạch tài chính rõ ràng và hợp lý. Kế hoạch này sẽ bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc xây nhà như chi phí thiết kế, vật liệu, nhân công, nội thất, giám sát,... Bên cạnh đó, chủ nhà cũng nên lập một khoản ngân sách dự phòng (thông thường khoảng 15% tổng chi phí xây dựng). Điều này giúp chủ nhà chủ động hơn với mọi tình huống phát sinh bất ngờ và hạn chế được các khoản phí nằm ngoài kế hoạch.

Ngoài ra, chủ nhà cũng cần xác định nguồn vốn cho kế hoạch xây nhà của mình. Nguồn vốn có thể bao gồm tiền tự có, tiền vay từ người thân hoặc tiền vay từ ngân hàng. Nếu nguồn tài chính hạn chế và chọn vay ngân hàng, chủ nhà cần nghiên cứu cẩn thận các yêu cầu vay, mức lãi suất và quy định trả nợ của ngân hàng để chọn được một hình thức vay ứng với năng lực tài chính của mình.

Để xây nhà một cách hiệu quả và tiết kiệm, chủ nhà cần có một kế hoạch tài chính rõ ràng và hợp lý

Để xây nhà một cách hiệu quả và tiết kiệm, chủ nhà cần có một kế hoạch tài chính rõ ràng và hợp lý

1.3. Không được bỏ qua công tác khảo sát địa chất mảnh đất

Theo khoản 2 điều 5 thông tư số 10/2014/TT-BXD, có quy định: “Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng lớn hơn 250m2, từ 3 tầng trở lên, chủ nhà phải thuê nhà thầu khảo sát xây dựng có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện khảo sát địa chất công trình”.

Khảo sát địa chất trước khi thi công nhà phố là quá trình thu thập và phân tích thông tin địa chất của mảnh đất. Mẫu đất sẽ được các chuyên gia thu thập và phân tích các thành phần cấu tạo để có những đánh giá khách quan về đặc điểm địa chất tại khu vực đó.

Kết quả thu được từ cuộc khảo sát địa chất sẽ là cơ sở để các kiến trúc sư lựa chọn kết cấu và xử lý nền móng phù hợp cho công trình nhà phố đó. Đây là dữ liệu quan trọng giúp đảm bảo rằng ngôi nhà phố của bạn được xây dựng đúng phương pháp, đảm bảo tính an toàn và ổn định trong quá trình vận hành và sử dụng.

Với các căn nhà phố từ 3 tầng trở lên, chủ nhà có thể tìm hiểu chi tiết công tác khảo sát địa chất trong các bước xây nhà 3 tầng để lên kế hoạch xây dựng phù hợp. Điều này giúp chủ nhà hạn chế tình trạng sụt, lún cũng như các rủi ro về an toàn sau này.

1.4. Lựa chọn thời điểm thích hợp để xây nhà

Với các ngôi nhà phố khu vực miền Bắc, thời điểm thích hợp nhất để khởi công xây dựng nhà ở là vào tháng 3 (dương lịch). Tuỳ theo quy mô của công trình, tiến độ xây dựng có thể diễn ra như sau:

  • Tháng 4 - 5: Nhà phố thi công xong phần thô
  • Tháng 6 - 9 (mùa có mưa nhiều): Nhà phố được thi công hoàn thiện.
  • Tháng 10 - 12 (mùa khô): Sơn tường và hoàn thiện nội thất cho ngôi nhà phố.

Với lộ trình như vậy, chủ nhà có thể dọn vào nhà mới vào cuối năm. Ngoài ra, nhiều chủ nhà cũng thường tránh khởi công xây dựng hoặc chuyển về nhà mới vào tháng 4 hoặc tháng 7 âm lịch, cũng như giới hạn xây nhà quá dài (hơn 2 năm) sẽ tăng thêm nhiều chi phí.

Bên cạnh đó, chủ nhà cũng nên tránh xây nhà vào thời điểm cuối năm - gần tết Nguyên Đán để giảm chi phí. Bởi vì vào thời gian này, nhân lực xây dựng thường rất thiếu hụt, khiến chi phí xây nhà có thể bị “thổi” lên khá cao.

1.5. Chuẩn bị đầy đủ thủ tục pháp lý trước khi xây dựng

Khi chưa liên hệ với nhà thầu thi công, chủ nhà cần nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan như: giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, các thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở,… để xây dựng nhà phố tuân thủ pháp luật, tránh các tranh chấp làm gián đoạn tiến trình thi công và tốn thêm chi phí phạt.

Ngoài ra, xây nhà tại các đô thị bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng. Căn cứ theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, thủ tục xin cấp phép xây nhà mới được chia như sau:

  • Đơn xin cấp phép xây dựng.
  • Bản sao một trong các giấy tờ có thể chứng minh quyền sử dụng đất.
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng, kèm theo giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy và báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng (nếu có).
  • Giấy cam kết đảm bảo an toàn với công trình liền kề.

Chủ nhà nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện trong khu vực sinh sống. Thời gian giải quyết thủ tục hồ sơ là trong vòng 15 ngày tính từ ngày bạn nộp. Cụ thể, thủ tục xin cấp phép xây dựng bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi dự định xây dựng nhà ở. Hồ sơ bao gồm đầy đủ các giấy tờ đã được trình bày chi tiết ở trên.
  • Bước 2: UBND huyện tiến hành kiểm tra hồ sơ trong vòng 15 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ, UBND huyện sẽ trả lời bằng văn bản và gửi giấy biên nhận cho người sử dụng đất. Nếu hồ sơ còn thiếu sót, UBND huyện sẽ yêu cầu bổ sung hoặc từ chối cấp phép.
  • Bước 3: Chủ nhà nhận kết quả xử lý hồ sơ tại UBND huyện. Nếu được cấp phép, người sử dụng đất phải nộp lệ phí theo mức quy định và nhận giấy phép xây dựng. Nếu không được cấp phép, người sử dụng đất có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy trình pháp luật.

Trước khi liên hệ với nhà thầu thi công, chủ nhà cần tìm hiểu các vấn đề pháp lý

Trước khi liên hệ với nhà thầu thi công, chủ nhà cần tìm hiểu các vấn đề pháp lý

2. Kinh nghiệm làm việc với nhà thầu

Nhà thầu là người chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và giám sát các công việc liên quan đến xây dựng nhà phố. Họ sẽ lo liệu từ khâu thiết kế, lựa chọn vật liệu, thi công đến nghiệm thu và bàn giao. Do đó, để có một công trình nhà phố bền đẹp và thẩm mỹ, chủ nhà cần lưu ý một số điều sau khi làm việc với nhà thầu:

2.1. Thuê nhà thầu thay vì tự thiết kế

Tự thiết kế công trình nhà phố giúp chủ nhà tiết kiệm một khoản chi phí. Tuy nhiên, có rất nhiều rủi ro có thể phát sinh như: thiết kế không phù hợp với thực tế, màu sắc không hài hoà, bố cục không gian không đúng với chức năng…Bên cạnh đó, nếu bạn muốn sửa chữa, chi phí có thể cao hơn nhiều so với chi phí thuê thiết kế.

Khi thuê nhà thầu thiết kế, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích như:

  • Các kiến trúc sư có kiến thức chuyên môn giúp bạn phân chia công năng ngôi nhà hài hoà, đáp ứng yêu cầu sử dụng.
  • Có bản dự toán chi phí chi tiết giúp hạn chế phát sinh chi phí.
  • Hồ sơ thiết kế  - thi công chuyên nghiệp là căn cứ cho giai đoạn nghiệm thu khi công trình hoàn thiện.

2.2. Tìm hiểu và chọn lọc nhà thầu kỹ lưỡng

Một nhà thầu có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng sẽ đưa ra những giải pháp tốt nhất cũng như xử lý chuyên nghiệp các vấn đề phát sinh, điều này sẽ giúp chủ nhà hoàn thiện công trình nhà phố với chất lượng cao.

Để đánh giá kinh nghiệm của nhà thầu bạn có thể xem xét ngày thành lập công ty, các sản phẩm mà công ty đã thực hiện cũng như cơ cấu tổ chức. Cụ thể, chủ nhà có thể tham khảo các tiêu chí sau đây:

  • Thông tin pháp lý của nhà thầu xây dựng: Một nhà thầu xây dựng đủ điều kiện hoạt động cần có đầy đủ giấy phép kinh doanh, thời gian hoạt động, mã số thuế, quy mô của công ty,...Chủ nhà có thể tham khảo trên website chính thức của các công ty các thông tin này hoặc hỏi trực tiếp nhà thầu.
  • Kinh nghiệm xây dựng nhà phố và trình độ nhà thầu: Chủ nhà nên xem các công trình mà nhà thầu đã thiết kế và thi công trước đó, đặc biệt là các công trình có quy mô và phong cách tương tự với ý tưởng của bạn. 
  • Các chính sách giá cả: Chủ nhà nên yêu cầu nhà thầu báo giá chi tiết cho từng hạng mục công việc, bao gồm vật tư, nhân công, phụ kiện, phí vận chuyển,... và so sánh báo giá của nhiều nhà thầu để tìm ra mức giá hợp lý nhất. Tuy nhiên, bạn không nên chọn nhà thầu chỉ dựa vào giá rẻ mà phải xem xét kỹ lưỡng chất lượng vật tư và dịch vụ của họ.
  • Chính sách bảo hành: Một số yếu tố cần cân nhắc là thời gian bảo hành, cách thức bảo trì, sửa chữa,... giúp chủ nhà có được trải nghiệm sử dụng dịch vụ tốt nhất.

Sau khi chuẩn bị nền đất và có ý tưởng sơ bộ cho công trình nhà, chủ nhà cần tìm kiếm đơn vị thiết kế và thi công xây dựng

Sau khi chuẩn bị nền đất và có ý tưởng sơ bộ cho công trình nhà, chủ nhà cần tìm kiếm đơn vị thiết kế và thi công xây dựng

2.3. Đọc kỹ hợp đồng trước khi ký kết

Hợp đồng xây dựng được coi là ràng buộc về mặt pháp lý giữa chủ nhà và nhà thầu xây dựng, trong đó quy định các điều khoản và điều kiện về việc thi công công trình xây dựng. 

Hợp đồng xây dựng quan trọng với cả hai bên, bởi nó là cơ sở để bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình thực hiện dự án. Đây cũng là công cụ để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và yêu cầu bồi thường có thể phát sinh trong quá trình xây dựng.

Khi làm hợp đồng với nhà thầu xây dựng, chủ nhà cần lưu ý một số điều khoản sau:

  • Đọc kỹ đơn giá xây dựng: Trước khi đi đến giai đoạn ký kết hợp đồng, chủ nhà và nhà thầu đã có nhiều buổi gặp gỡ để trao đổi về phương án thi công cũng như thống nhất báo giá. Tuy nhiên, chủ nhà cũng nên xem kỹ lại đơn giá xây dựng ghi trong hợp đồng có giống với báo giá đã thống nhất với nhà thầu từ trước không.
  • Xem bảng cung cấp vật liệu: Vật liệu xây dựng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí xây dựng, độ bền và sự an toàn của căn nhà. Chủ nhà nên xem kỹ hạng mục này để tránh nhầm lẫn hoặc phòng trường hợp nhà thầu đánh tráo vật tư xây dựng giá rẻ để hưởng lợi ích chênh lệch.
  • Xem tiến độ từng đợt thanh toán: Nếu khả năng tài chính của bạn không dư dả, việc đàm phán hạng mục này là rất quan trọng để bạn có thể chuẩn bị kịp thời về mặt tài chính.
  • Xem tiến độ thi công và đề xuất mức phạt rõ ràng trong hợp đồng nếu nhà thầu chậm: Khi xây dựng nhà phố, chủ nhà và gia đình cần phải dọn đến nơi ở tạm. Do đó, việc nhà thầu thi công đúng tiến độ giúp gia đình có thể dọn về nhà đúng hạn, tránh những bất tiện kéo dài. Trong hợp đồng xây dựng, nhà thầu cần cam kết với chủ nhà tiến độ thi công cụ thể (mỗi hạng mục cần ghi rõ thời gian thi công bao nhiêu, cần bao nhiêu nhân công/ ngày). Nếu chậm trễ, nhà thầu phải chịu mức phạt trực tiếp vào giá trị hợp đồng.
  • Đọc kỹ phần trách nhiệm từ phía nhà thầu xây dựng: Hợp đồng cần có phần trách nhiệm của nhà thầu, bao gồm các điều khoản như: Không bán thầu, không phát sinh chi phí, thợ thi công lành nghề…

Hợp đồng xây dựng được coi là ràng buộc về mặt pháp lý giữa chủ nhà và nhà thầu xây dựng

Hợp đồng xây dựng được coi là ràng buộc về mặt pháp lý giữa chủ nhà và nhà thầu xây dựng

3. Kinh nghiệm thi công nhà phố

Trong quá trình thi công nhà phố, chủ nhà nên chú ý một số điều sau:

3.1. Chọn hình thức xây nhà phù hợp

Hiện nay, trên thị trường xây dựng có 3 loại hình thức để lựa chọn gói thi công xây dựng:

  • Hình thức 1 - Chỉ thuê nhân công, chủ nhà tự mua vật liệu xây dựng: Bạn rất khó thuê được nhà thầu uy tín mà chỉ có thể thuê được các nhóm thợ không chuyên. Hợp đồng xây dựng rất hiếm khi được lập và chủ nhà sẽ rất khó để đảm bảo quyền lợi nếu công trình gặp vấn đề khi đi vào sử dụng. 
  • Hình thức 2 - Thuê nhà thầu xây dựng phần thô và nhân công hoàn thiện: Với hình thức này, chủ nhà sẽ cần đầu tư thời gian, công sức để giám sát thi công. Tuy nhiên, chi phí bạn đầu tư vào ngôi nhà sẽ rẻ hơn hình thức thuê thầu trọn gói. 
  • Hình thức 3 - Thuê nhà thầu trọn gói: Nếu bạn không am hiểu về xây dựng hoặc không có thời gian lựa chọn vật liệu, đi giám sát công trình thì dịch vụ xây nhà trọn gói chính là lựa chọn tốt nhất. Đồng thời, nhà thầu sẽ giúp chủ nhà kiểm soát chi phí tốt, tránh phát sinh ngoài dự kiến.

Hiện nay, trên thị trường xây dựng có 3 loại hình thức để lựa chọn gói thi công xây dựng

Hiện nay, trên thị trường xây dựng có 3 loại hình thức để lựa chọn gói thi công xây dựng

3.2. Nên có giám sát thi công

Giám sát thi công là một trong những yếu tố then chốt để bảo đảm công trình xây dựng được hoàn thành đúng tiêu chí an toàn, chất lượng và tiến độ. Bằng cách giám sát, chủ nhà có thể kiểm soát được các hoạt động thi công có tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, quy chuẩn thiết kế hay không.

Chủ nhà có thể tự thực hiện việc giám sát nếu có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. Nếu không, chủ nhà nên thuê một người quản lý công trình chuyên nghiệp để đảm nhận vai trò này. Người quản lý công trình không chỉ giám sát, theo dõi tiến độ thi công, mà còn có thể tư vấn cho chủ nhà về cách tiết kiệm chi phí, quản lý vật liệu hiệu quả, và tận dụng tài nguyên một cách bền vững.

3.3. Tuân thủ bản vẽ thiết kế xây dựng

Khi thi công xây dựng, việc tuân thủ bản vẽ thiết kế xây dựng là rất quan trọng vì nhiều lý do sau:

  • Bảo đảm chất lượng và an toàn cho công trình, công trình lân cận và người sử dụng. Bản vẽ thiết kế xây dựng phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời là các quy định pháp lý trong các văn bản pháp luật. Nếu không tuân thủ bản vẽ, công trình có thể bị hư hỏng, sụt lún, sập đổ hoặc gây nguy hiểm cho người và tài sản.
  • Tiết kiệm chi phí và thời gian thi công. Bản vẽ thiết kế xây dựng là cơ sở để lập dự toán, lựa chọn vật liệu, thiết bị và nhân công. Nếu không tuân thủ bản vẽ, công trình có thể phải sửa chữa, thay đổi hoặc phá dỡ, gây lãng phí và kéo dài thời gian thi công.
  • Tránh vi phạm pháp luật. Bản vẽ thiết kế xây dựng phải được thẩm duyệt và cấp phép xây dựng trước khi thi công. Nếu không tuân thủ bản vẽ, công trình có thể bị phạt hành chính và buộc tháo dỡ.

3.4. Phát sinh trong quá trình thi công

Các khả năng phát sinh này có thể xảy ra ở hai giai đoạn chính là xây thô và hoàn thiện.

  • Giai đoạn xây thô: Chi phí phát sinh ở giai đoạn này thường do biến động giá vật tư xây dựng. Bạn nên theo dõi thường xuyên giá cả thị trường và thương lượng với nhà thầu để có được mức giá hợp lý và cập nhật vào hợp đồng.
  • Giai đoạn hoàn thiện: Chi phí phát sinh ở giai đoạn này thường do sự chênh lệch giữa giá vật liệu bạn lựa chọn và giá vật liệu nhà thầu đã báo trong hợp đồng. Bạn nên cân nhắc kỹ khi chọn các vật dụng, vật liệu để phù hợp với ngân sách và yêu cầu của mình.

Phát sinh trong quá trình thi công có thể xảy ra ở cả giai đoạn xây thô và hoàn thiện

Phát sinh trong quá trình thi công có thể xảy ra ở cả giai đoạn xây thô và hoàn thiện

4. Kinh nghiệm nghiệm thu nhà phố

Giai đoạn nghiệm thu có ý nghĩa đảm bảo công trình nhà phố đã hoàn thành đúng theo cam kết về chất lượng, thời gian và chi phí,... đồng thời thanh toán các khoản chi phí cuối cùng. Chủ nhà có thể dọn về nhà mới ở ngay sau khi quá trình nghiệm thu hoàn tất.

Một số điều mà chủ nhà cần lưu ý khi nghiệm thu phần thô như sau:

4.1. Nghiệm thu các công việc trong quá trình xây thô

Thi công thô là giai đoạn hình thành nền móng và khung xương của ngôi nhà, bao gồm các công việc như đào móng, đổ bê tông, lắp đặt cột, dầm, sàn, mái và tường. Giai đoạn này yêu cầu sự chính xác, kỹ thuật cao và tuân thủ nghiêm ngặt theo bản vẽ thiết kế để đảm bảo tính an toàn, chắc chắn và thẩm mỹ cho công trình.

Để kiểm soát chất lượng và tiến độ của giai đoạn thi công thô, chủ nhà cần lưu ý các điểm sau:

  • Kiểm tra tình trạng giàn giáo và hệ thống chống đỡ có đủ khả năng chịu lực và an toàn cho người lao động hay không.
  • Kiểm tra chất lượng và số lượng của các vật liệu xây dựng như xi măng, cát, sỏi, thép, gạch... cũng như máy móc thiết bị sử dụng trong thi công có phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật hay không.
  • Kiểm tra sự phù hợp giữa các hạng mục xây thô với bản vẽ thiết kế và công trình thực tế. Nếu có sai sót hay lỗi kỹ thuật, cần phải sửa chữa kịp thời trước khi chuyển sang giai đoạn hoàn thiện.

4.2. Nghiệm thu khi hoàn thành giai đoạn xây lắp công trình

Để hoàn tất giai đoạn xây lắp công trình, chủ nhà cần lưu ý các bước nghiệm thu sau đây:

  • Kiểm tra kết quả thử áp lực đường ống, thử tải các loại bể chứa và các thiết bị khác để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Kiểm tra, hiệu chỉnh, vận hành thử tất cả các thiết bị lắp đặt trong công trình để đảm bảo hoạt động ổn định.
  • Kiểm tra các tài liệu đo đạc kích thước hình học, khối lượng kết cấu, bộ phận công trình để đảm bảo phù hợp với thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Lập biên bản nghiệm thu nếu công trình hoặc hạng mục xây lắp có chất lượng đạt yêu cầu.

Bên cạnh các kinh nghiệm nói trên, mỗi loại công trình nhà phố sẽ có đặc trưng riêng, lưu ý riêng mà chủ nhà cần nắm bắt. Do đó, để rút ra kinh nghiệm cho quá trình xây dựng, chủ nhà nên hiểu rõ quy trình xây dựng các công trình cụ thể như quy trình xây nhà 2 tầng, quá trình xây nhà cấp 4.  

Xây Tổ Ấm - Đồng hành cùng chủ nhà tìm kiếm nhà thầu thiết kế - xây dựng nhà phố chuyên nghiệp

Xây dựng nhà phố là một quá trình đầy khó khăn và lâu dài, đòi hỏi sự quản lý, giám sát nghiêm ngặt ở từng công đoạn. Chủ nhà nên lựa chọn những đơn vị có năng lực chuyên môn và giàu kinh nghiệm để tư vấn thiết kế và thi công đảm bảo chất lượng để xây cất ngôi nhà mơ ước.

Xây Tổ Ấm được tạo ra bởi Công ty TNHH MVC & CO, một thành viên của tập đoàn Mitsui Nhật Bản - với nhiệm vụ là nền tảng trung gian kết nối giữa chủ nhà và nhà thầu. Đến với Xây Tổ Ấm, chủ nhà sẽ được trải nghiệm quá trình xây nhà an tâm với các lợi ích như:

  • Tư vấn lựa chọn nhà thầu: Nhờ mạng lưới nhà thầu đối tác rộng rãi, đã được xác minh năng lực kỹ lưỡng, chủ nhà sẽ nhanh chóng lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất với công trình của mình.
  • Hỗ trợ thương lượng với nhà thầu trong quá trình đàm phán, làm hợp đồng: Xây Tổ Ấm luôn bảo vệ quyền lợi cho chủ nhà trong các cuộc thảo luận, gặp gỡ 3 bên. Từ đó, chủ nhà có thể giảm thiểu rủi ro ký kết những bản hợp đồng không rõ ràng, thiếu quyền lợi.
  • Đồng hành cùng giám sát nhà thầu: Đội ngũ chuyên gia chuẩn Nhật của Xây Tổ Ấm sẽ có mặt tại công trình nhà phố ở những thời điểm quan trọng, kịp thời có những góp ý và điều chỉnh những thiếu sót của nhà thầu (nếu có). Từ đó, đảm bảo công trình vững chãi và an toàn nhất khi bàn giao cho chủ nhà.

Xây Tổ Ấm - Nơi kết nối chủ nhà và nhà thầu xây dựng nhà dân dụng uy tín, hàng đầu Việt Nam

Xây Tổ Ấm - Nơi kết nối chủ nhà và nhà thầu xây dựng nhà dân dụng uy tín, hàng đầu Việt Nam

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn 15 kinh nghiệm xây dựng nhà phố, hy vọng bạn có thể ứng dụng hiệu quả các kinh nghiệm trên trong quá trình xây dựng nhà ở. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đừng ngần ngại liên hệ với Xây Tổ Ấm để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời bạn nhé!

Xây Tổ Ấm - GIẢI PHÁP LỰA CHỌN NHÀ THẦU LÝ TƯỞNG

  • Email: info@xaytoam.vn
  • Hotline: 024 7309 6896
  • Số điện thoại: (+84) 936 365 851
  • Địa chỉ: P903B, tòa Sun Red River, 23 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội