Kinh nghiệm từ chủ nhà
Đang cập nhật
12/08/2022
223 lượt xem
TỐI ƯU HÓA KHÔNG GIAN TRONG GIA ĐÌNH 6 NGƯỜI – 3 THẾ HỆ TẠI TOKYO

Thiết kế và tận dụng không gian chưa bao giờ là đề tài cũ rích, đặc biệt là đối với các ngôi nhà thành thị “đất chật, người đông” như Tokyo. Vậy, làm thế nào để một gia đình 6 người, 3 thế hệ với nhu cầu sinh hoạt khác nhau có thể sử dụng không gian một cách tiện lợi, linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo sự riêng tư cần thiết của mỗi người? Tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

nha-pho-nhat-ban-cho-3-the-he-1660273098.jpg
Nhà cô Azumi có 2 tầng với diện tích mỗi sàn xấp xỉ 50m2. Đây là một con số không quá nhỏ ở siêu đô thị hàng đầu thế giới là Tokyo, nhưng lại khá gây đau đầu khi phải thiết kế nội thất sinh hoạt cho gia đình 6 người có cả trẻ em và người cao tuổi.

Không gian sinh hoạt cho 3 thế hệ

Để dung hòa không gian sống giữa nhu cầu riêng tư và sự hòa hợp trong sinh hoạt, ngôi nhà được thiết kế với các khoảng không gian riêng biệt cho cụ ông và gia đình có trẻ nhỏ. Để thuận tiện, cụ ông sẽ sử dụng cửa ra vào riêng và chủ yếu sử dụng tầng 1 hằng ngày để không phải di chuyển ở cầu thang quá nhiều. Trong khi đó, các phòng tiện ích như phòng tắm, nhà vệ sinh được bố trí giữa nhà để cả gia đình đều có thể dễ dàng sử dụng.

2-ban-ve-nha-pho-nhat-ban-1660273189.jpg

Thư viện cầu thang

Với niềm đam mê bất tận với sách,  chủ nhà cùng công ty thiết kế đã tận dụng cầu thang để mở một thư viện thu nhỏ ngay trong ngôi nhà của mình, vừa tiện lợi cho việc lưu trữ sách số lượng lớn lại vừa là một điểm nhấn trang trí thú vị.

3-thu-vien-sach-o-cau-thang-1660274475.JPG

Phòng ngủ chung trẻ con rộng rãi

Tại thời điểm xây nhà, cô Azumi không chắc rằng mình sẽ có bao nhiêu đứa trẻ cùng sinh hoạt trong ngôi nhà này. “Tấc đất tấc vàng” cùng vật giá đắt đỏ ở nơi đô thị Tokyo không cho phép xây dư phòng, nhưng nếu thiếu không gian về sau thì lại cực kì bất tiện vì không phải ai cũng có đủ điều kiện thời gian và tài chính để cơi nới thêm. Do đó, thay vì phân chia sẵn từng phòng ngủ riêng biệt cho trẻ con, tốn nhiều tài chính và diện tích mà lại chưa biết sẽ có bao nhiêu con trong tương lai, gia đình cô Azumi và nhà thầu đã nghĩ ra giải pháp: tạo ra một khoảng không gian chung ở tầng 2 làm phòng ngủ lớn. Bẳng cách này, mỗi khi gia đình chào đón một thành viên mới, họ chỉ cần sắp xếp lại nội thất bên trong và khéo léo thiết kế sao cho mỗi đứa trẻ vẫn có không gian riêng dù không có tường ngăn cách.

4-ban-ve-nha-pho-nhat-ban-1660275174.JPGChẳng hạn, ban đầu, khi những đứa trẻ còn nhỏ, cô có thể xếp 2 chiếc giường nằm ngang đặt cạnh nhau cùng các vật dụng xung quanh. Đến khi các đứa trẻ lớn lên, 2 chiếc giường đơn sẽ được thay thế bằng 1 chiếc giường tầng ở giữa phòng, vừa là chỗ để ngủ, cũng lại vừa là vật chia cắt không gian tự nhiên, giúp mỗi đứa trẻ đều có khoảng riêng cho bản thân mà không cần phải cải tạo lại căn nhà.

Washitsu (和室/ わしつ)

Thay vì sử dụng phòng ăn riêng với các kiểu ghế cao chiếm nhiều diện tích, gia đình cô Azumi tận dụng phòng kiểu Nhật (hay còn gọi là phòng chiếu Tatami) - một nét độc đáo đặc trưng trong kiến trúc Nhật Bản để làm phòng ăn. Cả gia đình sẽ ngồi ở sàn để dùng bữa, vừa gọn gàng, ấm cúng vừa tiết kiệm diện tích đáng kể so với việc sử dụng bàn ăn. Nơi đây thậm chí còn có thể được sử dụng làm phòng khách hay phòng ngủ một cách linh hoạt.

5-phong-tatami-1660275772.JPG

6-phong-tatami-1660275420.JPG7-phong-tatami-1660275503.JPG

Gác xép nhỏ

Khả năng tối ưu hóa không gian của người Nhật luôn khiến cho nhiều người cảm thán. Đó là khi bạn có thể tìm chút niềm vui trong ngôi nhà 2 tầng nơi phố thị bằng những sáng tạo giản đơn nho nhỏ, chẳng hạn như chiếc thang DIY này để đi lên cái gác xép. Đi hết chiếc thang là bạn đã có thể bước vào một không gian mới đầy thi thú với trần dốc cùng cửa sổ trần giúp lấy sáng tự nhiên, tạo cảm giác sáng sủa và thoáng đãng cho người dùng. Đây là nơi mà những đứa trẻ trong gia đình cô Azumi có thể vui đùa với nhau, và cũng là nơi để có thể chứa một vài vật dụng ít sử dụng đến.

8-gac-xep-nha-nhat-1660275516.JPG

Kết luận: 

Có thể thấy, ý tưởng thiết kế không gian nội thất nhà cô Azumi không hẳn là quá mới mẻ hay cao siêu. Thế nhưng, đối với một ngôi nhà 50m2 giữa lòng siêu đô thị Tokyo chật chội thì sự sắp xếp hợp lí và tài tình, luôn dựa trên nhu cầu hiện tại và tương lai của chủ nhân để tối ưu hóa không gian, giúp ngôi nhà luôn ấm cúng và thoải mái cho từng nhịp sống khác nhau của các thành viên lại là một lời giải hay ho và thú vị mà chúng ta có thể học hỏi cho những ngôi nhà phố ở Việt Nam này.

Nếu bạn có nhu cầu biến hóa không gian sống, hay muốn tìm cho mình một nhà thiết kế, nhà thầu để cùng đồng hành trong quá trình hoàn thành tổ ấm mơ ước, đừng ngần ngại liên hệ ngay với các chuyên gia của Xây Tổ Ấm để được nhận tư vấn và kết nối hoàn toàn miễn phí. 

logo xây tổ ấm