Thiết kế
Đang cập nhật
13/09/2022
203 lượt xem
Phong cách Retro - Sự kết hợp hài hòa giữa nét hoài cổ và hiện đại

Nếu bạn đang mong muốn thiết kế cho mình những không gian hoài cổ nhưng vẫn có nét sang trọng và hiện đại, bạn yêu thích những gam màu ấm áp nhưng vẫn quyến rũ và thời thượng, phong cách nội thất Retro sẽ là một lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Hơn nữa, trong thời gian gần đây, phong cách Retro được ưa chuộng trở lại và được xem là luồng gió mới trong thiết kế nội thất nhà ở hiện đại.

phong cách thiết kế retro

Phong cách Retro là gì?

Vào những năm 1950-1970, tại Bắc Âu, phong cách Retro được ra đời và phát triển mạnh mẽ, dần trở thành một xu hướng mới trong thiết kế nội thất. Với đặc trưng hướng về những nét đẹp lãng mạn trong quá khứ, các thiết kế mang phong cách này đem đến cảm giác hoài cổ, sâu lắng. 

Ngoài ra, Retro được viết đầy đủ là “Retrospective”, mang thông điệp “ hồi tưởng quá khứ”. Do đó, phong cách Retro được xem là biểu tượng của sự hoài cổ. Mặt khác, phong cách này mang những điểm tiến bộ, hiện đại nhưng vẫn giữ các nguyên tắc cổ điển. Nó còn là tượng trưng của sự đơn giản, chân thành nhưng quyến rũ, hiện đại. 

Hiện nay, phong cách Retro được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: thiết kế nội thất, âm nhạc, thời trang, quảng cáo,...

phong cách retro là gì

Đặc điểm nổi bật

Những kiến trúc được thiết kế theo phong cách Retro luôn mang đến một không gian đơn giản nhưng hoài niệm và cuốn hút bởi một số nét đặc trưng như:

1. Đồ nội thất đơn giản

Một trong những điểm nổi bật trong các thiết kế mang phong cách Retro là những món đồ nội thất đơn giản, mang hơi thở của hiện đại nhưng vẫn giữ được sự tinh túy của quá khứ. Đa số đồ nội thất Retro vẫn giữ được kiểu dáng sang trọng của các thiết kế cổ điển, lược bỏ các hoa văn, chi tiết cầu kỳ, phức tạp và đơn giản hóa các đường nét, kết cấu. Điều này giúp chúng trở nên gọn nhẹ và dễ sử dụng hơn. 

Khi lựa chọn nội thất, yếu tố chất liệu luôn được chú trọng, đặc biệt là các vật dụng được làm từ tự nhiên như gỗ, đá,...Bởi chúng mang đến cảm giác gần gũi, chân thật, mộc mạc và phù hợp với bản chất của phong cách Retro. 

Bên cạnh đó, những mẫu nội thất lâu đời, đã ngưng sản xuất là những món đồ trang trí mang lại hiệu quả cao trong các thiết kế Retro. 

2. Gam màu pastel sặc sỡ

Phong cách Retro đặc trưng bởi cách phối màu tươi tắn, rực rỡ nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ của căn phòng. Màu sắc thường được sử dụng là những gam màu pastel hoặc những tông màu tương phản để tạo sự trang nhã, tinh tế và sức hút cho không gian. 

Một số ví dụ về cách phối màu độc đáo trong các thiết kế mang phong cách Retro có thể kể đến là: 

  • Màu xanh bơ kết hợp với màu vàng nhằm tạo hơi hướng cổ điển cho không gian nhưng vẫn vui tươi, trẻ trung. 
  • Màu nâu với đen và trắng, xanh lam với tím được kết hợp hài hòa tạo không khí cổ điển, cuốn hút, vui vẻ. 

gam màu pastel

Cách phối màu trong cách thiết kế mang phong cách Retro không có giới hạn. Chúng trông khá đơn giản nhưng luôn đem đến những hình ảnh độc đáo, không gian thời thượng, sành điệu nhưng vẫn quyến rũ và đậm nét hoài cổ. 

3. Tranh ảnh và phụ kiện trang trí theo phong cách Retro

Với mong muốn lan tỏa tinh thần tự do, mang đến không gian vui tươi, cuốn hút và ấm cúng, tranh ảnh, phụ kiện trang trí theo phong cách Retro luôn được bố trí một cách hợp lý. Trong các kiến trúc Retro, không gian nhà thường được chia nhỏ và được trang trí bằng nhiều vật dụng có kích thước nhỏ hoặc trung bình. Sự xuất hiện của những bức tranh nhỏ, xinh xắn sẽ đem lại cảm giác ấm áp, lãng mạn cho ngôi nhà. Ngoài ra, những bức tranh theo trường phái hội họa trừu tượng, hình học đơn giản còn góp phần đem đến không gian phóng khoáng, cách tân. 

4. Trang trí tường bằng tone trắng hoặc giấy dán tường có họa tiết

Đa số trong các kiến trúc mang phong cách Retro, tường nhà sẽ được trang trí bằng tone màu trắng hoặc giấy dán tường có họa tiết lớn. Gia chủ có thể lựa chọn màu sắc, họa tiết của giấy dán tường cho căn phòng. Tuy nhiên, các họa tiết này thường có xu hướng tự do với hoa văn cỏ cây được lặp đi lặp lại nhiều lần giúp tạo cảm giác mới mẻ và sức hút cho không gian phòng. 

5. Tận dụng nguồn sáng

Ánh sáng luôn là một trong những yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất, đặc biệt là ở những công trình kiến trúc theo phong cách Retro. Đa số chúng đều sử dụng hệ thống cửa sổ cánh hoặc của sổ mái vòm rộng để tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên. Sự xuất hiện của các nguồn sáng tự nhiên sẽ giúp căn phòng trở nên rực rỡ, thông thoáng, sáng sủa và rộng rãi hơn.

tận dụng nguồn sáng

Phân biệt phong cách Retro với Vintage

Hiện nay, phong cách Retro và Vintage là 2 phong cách đều mang xu hướng hồi tưởng về quá khứ và thường bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, hai phong cách này vẫn có những điểm khác biệt nhất định. 

  • Vintage mang đậm dấu ấn thời gian hơn. Những món đồ nội thất theo phong cách này đa số đã qua sử dụng. Các thiết kế Vintage thường lựa chọn những gam màu Pastel nhẹ nhàng, tươi sáng. 
  • Phong cách Retro là sự kết hợp chặt chẽ giữa cổ điển và hiện đại. Các nội thất được sử dụng theo phong cách này thường là những món đồ mới, được thiết kế tinh tế, sắc sảo, toát lên nét hoài cổ. Các thiết kế Retro luôn gây ấn tượng bởi sự kết hợp các gam màu tương phản, sặc sỡ.

Ứng dụng phong cách Retro trong từng không gian riêng biệt

Thiết kế nội thất theo phong cách Retro là một trong những xu hướng thiết kế được nhiều người lựa chọn cho ngôi nhà của mình. Sau đây là một số gợi ý về cách ứng dụng phong cách Retro trong từng không gian riêng biệt:

Phòng khách

Trong các thiết kế mang phong cách Retro, phòng khách là không gian được chú trọng nhất bởi đây là nơi đầu tiên bạn bước chân và nhà và là nơi để lại ấn tượng, thể hiện phong cách của cả ngôi nhà. Thông thường, phòng sẽ được trang trí bằng những nội thất gọn nhẹ với tone màu chủ đạo khá mềm mại, nhẹ nhàng nhằm tạo không gian thanh lịch, mộc mạc, mang nét đẹp cổ xưa, hoài cổ nhưng vẫn có xu hướng của hiện đại. Bạn không nên sử dụng quá nhiều vật dụng trang trí cho không gian này. Thay vào đó, bạn nên sử dụng một bộ sofa nổi bật đặt ở trung tâm phòng nhằm tạo điểm nhấn và kết hợp với những món đồ nội thất đơn giản bằng gỗ như kệ, tủ sẽ giúp không gian phòng khách trở nên thanh lịch hơn, tránh sự đơn điệu.

phòng khách retro

Phòng ngủ

Thiết kế phòng ngủ Retro nên sử dụng các gam màu trung tính, tránh gây cảm giác khó chịu, căng thẳng bởi đây là không gian để nghỉ ngơi, thư giãn và đi vào giấc ngủ. Bạn có thể dùng màu xanh làm màu chủ đạo và kết hợp những mẫu giấy dán tường hoặc giấy báo cũ để trang trí ở góc làm việc nhằm gợi lại những nét xưa cũ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những bức tranh treo tường có kích thước phù hợp với các chủ đề đa dạng như cách hình ảnh trừu tượng, hình thần tượng hay đơn giản là những hình ảnh mà bạn yêu thích để tạo điểm nhấn cho căn phòng. 

phòng ngủ ấm áp

Phòng bếp

Không gian phòng bếp được thiết kế theo phong cách Retro thường được mở rộng bởi cách phối hợp các tông màu rực rỡ nhằm tạo cảm giác ấm cúng, bình dị, không gian thông thoáng, sinh động và tạo cảm hứng để nấu ăn. Khu vực bếp thường được trang trí với những chiếc kệ treo tường có tính thẩm mỹ cao để cất những vật dụng sinh hoạt, giúp không gian bếp gọn gàng, sạch sẽ và dễ dàng tìm kiếm hơn . Phòng thường ưu tiên sử dụng tông màu xanh ngọc làm màu chủ đạo để mở ra một không gian trẻ trung, tươi mới. 

phòng bếp có tông màu rực rỡ

Phong cách Retro hướng đến những nét đẹp trong quá khứ nhưng vẫn hiện đại, tiện nghi đang dần trở thành một trong những phong cách thiết kế được nhiều người ưa chuộng. Những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách này luôn mang đến cho gia chủ cảm giác thanh bình, hoài cổ và là nơi lý tưởng để nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày làm việc vất vả.

Qua những chia sẻ trên, Xây Tổ Ấm hy vọng đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích về cách thiết kế nội thất theo phong cách Retro. Nếu bạn đang có ý định thiết kế lại ngôi nhà của mình, Xây Tổ Ấm sẽ giúp bạn tìm đơn vị thi công chuyên nghiệp, uy tín và giúp bạn lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp qua những chia sẻ hoàn toàn miễn phí từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm.

Để biết thêm thông tin về dịch vụ, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua:

logo-xaytoam-01-1656641352.png