Kiến thức chung
Đang cập nhật
16/05/2023
544 lượt xem
4 khó khăn khi xây nhà phố ở Hà Nội mà chủ nhà cần lưu ý

Xây nhà luôn được xem là một cột mốc quan trọng trong đời người mà ai cũng muốn chăm chút và dành nhiều tâm huyết. Tuy vậy, quá trình xây nhà, ngay từ khi chuẩn bị lại không hề dễ dàng đối với đại đa số gia chủ. Đặc biệt, đối với những nơi phố thị như Hà Nội – đất chật, người đông, chi phí đắt đỏ- thì việc xây nhà còn phát sinh thêm nhiều rắc rối không mong muốn. Hãy cùng Xây Tổ Ấm điểm qua 4 khó khăn mà chủ nhà thường gặp phải khi xây nhà phố ở Hà Nội trong bài viết này nhé.

1. Pháp lý trước khi xây nhà:

Trước khi tiến hành thi công nhà phố, chủ nhà cần đảm bảo phải xin được giấy phép xây dựng cho công trình dân dụng. Với mật độ dân cư ở rất cao tại Hà Nội, nhà liền nhà san sát thì việc xây dựng nhà phố cần phải đảm bảo được tính phù hợp với quy hoạch đô thị cũng như an toàn cho các công trình lân cận. Nếu như các công trình xây nhà thiếu giấy phép, hay xây dựng không đúng như giấy phép đã xin từ trước thì trong đại đa số các trường hợp, nếu nhẹ thì gia chủ sẽ bị phạt hành chính, nặng hơn thì phải đập bỏ, sửa lại công trình đã hay đang triển khai, gây không ít tốn kém cả về chi phí lẫn thời gian.

xin-giay-phep-xay-dung-1684207146.png
Giấy phép xây nhà, vì thế, là điểm bắt buộc số một mà chủ nhà phố tại Hà Nội cần lưu tâm. Việc xin giấy phép xây dựng nhà phố phải đảm bảo đủ và đúng các các yêu cầu, tiêu chuẩn đề ra để đảm bảo tránh mất thời gian chỉnh sửa nhiều lần, dẫn đến chậm trễ kế hoạch.

 

💡 <Giải pháp> Để chuẩn bị cho việc xin giấy phép xây dựng không gặp quá nhiều khó khăn, gia chủ cần tìm hiểu kỹ các quy định hiện hành về xây nhà phố, chẳng hạn như:

….

Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn và còn nhiều thắc mắc về vấn đề thủ tục xin giấy phép xây dựng, bạn có thể liên hệ đến các chuyên gia của Xây Tổ Ấm tại đây để được giải đáp và tư vấn miễn phí.

xay-to-am-1689330192.jpg

2. Diện tích hạn chế:

2.1 Khó khăn khi thiết kế:

Nhà phố Hà Nội thường khá hạn chế về diện tích nhưng lại phải gồng gánh trong mình nhiều công năng, chẳng hạn như vừa là nhà ở, vừa là nơi kinh doanh, hay là nơi gắn kết cả 3 thế hệ trong cùng một gia đình cùng cư ngụ nhưng vẫn phải đảm bảo được sự riêng tư, thoải mái của từng thành viên… Vì vậy, nhà phố Hà Nội luôn đặt ra một bài toán khó về việc thiết kế nhà sao cho hợp lí, tiện nghi với đầy đủ công năng mà không tạo cảm giác tù túng, chật hẹp. Cửa nhà đóng, nhưng không gian trong nhà luôn phải tạo giác mở để mỗi người đều có thể cảm thấy sự thoải mái, bình yên sau những vất vả cùng bộn bề lo toan nơi phố thị…

xay-dung-nha-pho-tai-ha-noi-1684207174.png
Kích thước nhà phố Hà Nội thường rơi vào khoảng tầm 50-80m2/ tầng với kích cỡ bề ngang hẹp, xung quanh là nhà ở san sát cùng chi phí xây dựng đắt đỏ hơn so với các tình thành lân cận. Đây là khó khăn thường gặp nhất của các chủ nhà phố ở thủ đô.  ( Hình ảnh công trình )

Vì vậy, dù vẫn còn một số gia chủ quyết định không sử dụng các dịch vụ thiết kế nội- ngoại thất để tiết kiệm chi phí, phần lớn chủ nhà hiện nay tại Hà Nội đều tìm đến Kiến trúc sư hay các công ty kiến trúc để giải quyết vấn đề về diện tích nhà cho mình. Tuy nhiên, lựa chọn kiến trúc sư nào để cụ thể hóa các mong muốn cho ngôi nhà của mình thì không dễ dàng đến vậy. Bởi, thiết kế nhà ra sao, sắp đặt và lựa chọn bố cục như thế nào đòi hỏi sự trao đổi rõ ràng và chi tiết, sự theo dõi sát sao từ cả chủ nhà và kiến trúc sư. Thiết kế nhà không chỉ đơn thuần là phác họa ra các ý tưởng trên mặt giấy mà còn cần có sự khảo sát, kiểm tra thực tế tỉ mỉ, cân nhắc nhiều phương diện về chi phí, thói quen sinh hoạt, mục đích sử dụng, phong thủy, phối cảnh xung quanh vv…để có thể đưa ra các phương án thiết kế, dự toán vật tư và kinh phí phù hợp nhất. Bên cạnh đó, bản vẽ kiến trúc cũng là một trong số các hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở dân dụng mà chủ nhà cần nộp, đòi hỏi sự tính toán kỹ càng của người làm.

💡 <Giải pháp> Để đảm bảo được việc xây dựng nhà được diễn ra một cách thuận lợi và có được thành quả gần nhất so với mong muốn, chủ nhà cần lựa chọn các kiến trúc sư uy tín, có tay nghề cao, phù hợp với phong cách của bản thân nhất và trao đổi một cách chi tiết, cụ thể các yêu cầu, mong muốn của mình. Ngoài ra, đừng quên yêu cầu kiến trúc sư đến và khảo sát địa điểm công trình để có thể có các quyết định sát với tình hình thực tế.

2.2 Khó khăn khi thi công:

Bên cạnh diện tích xây dựng, một vấn đề khác cũng cần được chủ nhà, đặc biệt là các ngôi nhà trong ngõ, cần lưu ý là nơi tập kết nguyên vật liệu để xây dựng. Thông thường, với lối kiến trúc dày đặc dân cư tại các tuyến phố nội- ngoại thành Hà Nội thì để có một khoảng trống để máy móc, nguyên vật liệu cho xây dựng nhà ở dân dụng là khá khó khăn, dễ dẫn rơi vào tình trạng lấn chiếm đất công khiến chủ nhà bị phạt khi quản lý đô thị kiểm tra. 

Mặt khác, nếu để nơi tập kết nguyên vật liệu và máy móc quá xa so với vị trí công trình, chủ nhà lại gặp phải các khó khăn trong việc vận chuyển, quản lý, phát sinh thêm chi phí và thời gian không đáng có.

xay-dung-nha-pho-tai-ha-noi-2-1684207194.png
Giải pháp của nhà thầu cho công trình cải tạo, nâng tầng và ghép nối 2 khối nhà cho ngôi nhà cũ 50m2 trong hẻm nhỏ ở Khương Trung, Hà Nội ? -> Xem ngay tại đây 

Vì thế, gia chủ cần chủ động xin phép chính quyền địa phương như phường, tổ để tập kết nguyên vật liệu xây dựng. Đồng thời, trong quá trình chuẩn bị trước khi xây, chủ nhà cùng đơn vị xây dựng cũng cần khảo sát hiện trường thực tế của công trình, vị trí và những khoảng trống có thể tận dụng để tập kết để có thể thi công một cách trơn tru và thuận lợi.

3. Chọn nhà thầu xây dựng:

Nhà thầu xây dựng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình xây nhà phố. Bởi lẽ, đây chính là người hiện thực hóa các mong muốn và ý tưởng của Kiến trúc sư/ Chủ nhà và cũng là người trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh lúc thi công, xây dựng. Vì thế, chọn nhà thầu nào cho công trình của mình luôn là một bài toán hóc búa và đau đầu nhất cho gia chủ.

Thông thường, chỉ cần lên mạng tìm kiếm với một vài từ khóa điển hình như “xây dựng nhà phố”, “thi công nhà phố” thì chỉ trong vài giây đã có hàng trăm nghìn kết quả cho chủ nhà lựa chọn. Các công ty đều khẳng định bản thân uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề cùng những lời quảng cáo hết sức hấp dẫn khiến cho người tìm kiếm như lạc vào ma trận thông tin muôn hình vạn trạng nhưng lại không có nhiều căn cứ để chứng thực cho các thông tin đó.

tim-kiem-nha-thau-xay-dung-1684207207.png
Chủ nhà thường rất khó lựa chọn khi tìm hiểu thông tin thầu xây dựng với quá nhiều kết quả nhưng lại thiếu độ tin cậy.

Người ta thường bảo: “Trăm nghe không bằng một thấy”. Thế nên, nhiều gia chủ lựa chọn nhà thầu thông qua người quen/ người thân để có thể thấy tận mắt, nghe tận tai đánh giá từ phía chủ nhà có kinh nghiệm để yên tâm hơn. Vậy nhưng, ai cũng mong muốn có nhiều hơn 1 lựa chọn để so sánh và đánh giá, và cũng không phải ai cũng may mắn có được nhiều cơ hội như vậy. Do đó, chủ nhà luôn phải tốn rất nhiều thời gian và công sức tìm kiếm nhiều nơi để có thể lựa chọn ra nhà thầu xây dựng phù hợp với mình.

Lựa chọn nhầm nhà thầu thi công xây dựng có thể đem đến cho chủ nhà nhiều rắc rối liên quan đến chất lượng công trình, thời gian và tất nhiên là cả chi phí, chẳng hạn như:

  • Một số nhà thầu là nhóm tự phát, không có tính pháp lý rõ ràng nên khi có vấn đề xảy ra, khó ràng buộc và truy cứu được trách nhiệm của thầu đối với chủ nhà. Chẳng hạn, các vấn đề về thanh toán (thanh toán rồi nhưng không làm, làm không đúng, đủ,….), các vấn đề về an toàn (không có biện pháp thi công, gây hư hỏng nhà lân cận, không đảm bảo vệ sinh khu vực xung quanh, không đảm bảo an toàn lao động cho thợ…) v.v…
  • Nhà thầu thi công không trung thực, sử dụng không đúng chất liệu, vật liệu theo như bản vẽ, rút ruột công trình, bớt xén vật tư hay sử dụng vật tư thiếu chừng mực, gây hao tổn cho chủ nhà.
  • Nhân sự không ổn định, không đảm bảo được tiến độ thi công.
  • Phát sinh nhiều chi phí không cần thiết do sai sót trong quá trình thi công.

….

Bên cạnh đó, chọn kiểu nhà thầu nào cũng là một trong vấn đề nan giải. Chọn nhà thầu xây dựng thuần túy, riêng biệt với công ty thiết kế hay chọn nhà thầu xây nhà trọn gói cũng là một trong những câu hỏi thường được chủ nhà đưa ra.

lua-chon-nha-thau-cho-nha-pho-1684207226.png
Thời gian eo hẹp, khó có thể theo sát tiến độ và chất lượng thi công công trình là một trong những yếu tố khiến lựa chọn nhà thầu trọn gói- chìa khó trao tay dần được chủ nhà phố tại Hà Nội cân nhắc trong thời gian qua. (Hình ảnh)

💡 <Giải pháp> Để đưa ra được lựa chọn, nếu không có đủ thời gian cho việc tham khảo và xác thực thông tin, truyền đạt lại mong muốn, so sánh báo giá của từng nhà thầu, bạn có thể liên hệ với đội ngũ chuyên gia của Xây Tổ Ấm để nhận được miễn phí tư vấn lựa chọn nhà thầu, 3 báo giá từ nhà thầu phù hợp nhất cùng hỗ trợ so sánh khách quan.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo trên mạng trước 1 số thông tin, lưu ý về cách chọn nhà thầu/ hình thức xây dựng như :

Dù lựa chọn bằng hình thức nào, đánh giá và hình ảnh thực tế từ các công trình trước được thực hiện bởi nhà thầu luôn là một trong những cách dễ dàng nhất để chủ nhà có thể tham khảo được chất lượng thực hiện, phong cách và chi phí. Vì thế, đừng quên kiểm tra các thông tin này của nhà thầu thông qua trang web chính thức, đánh giá trên Google và các trang web thông tin về nhà thầu như Xây Tổ Ấm:

Trong các bài viết tới, Xây Tổ Ấm cũng sẽ đưa ra một vài tiêu chí kiểm định nhà thầu để có thể phần nào giúp gia chủ đều theo dõi và đánh giá được thể hiện của nhà thầu ngay cả trong quá trình xây dựng.  

4. Hàng xóm sát vách

4.1 Đảm bảo an toàn và sinh hoạt của hàng xóm trong quá trình thi công:

Không giống như các ngôi nhà ở ngoại thành hay vùng quê với không gian lớn, mang tính riêng biệt cao, tại các khu đô thị lớn như Hà Nội, nhà với nhà đa phần đều là sát vách, đòi hỏi khi xây dựng, không chỉ phải đảm bảo được chất lượng cho công trình nhà ở của bản thân mà gia chủ còn phải đặc biệt chú ý để đảm bảo không ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của hàng xóm. 

18-qua-trinh-xay-dung-mat-tienjpg-1681097635-1684207246.png
Do mật độ nhà ở dày đặc, liền kề, việc xây dựng nhà phố tại Hà Nội luôn đòi hỏi chủ nhà và nhà thầu có các biện pháp hợp lí để bảo vệ an toàn cho các hộ gia đình lân cận, tránh các rắc rối và tranh cãi trong quá trình thi công.. (Hình ảnh công trình)

💡 <Giải pháp> Trước khi xây nhà phố, chủ nhà nên sang trò chuyện với xin phép hàng xóm trước vì những tiếng ồn không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình xây nhà. Đồng thời, nếu xây nhà sát vách, chủ nhà và đơn vị thi công nên xin phép ghi nhận, chụp ảnh lại hiện trạng nhà hàng xóm và kí biên bản bốn bên (hàng xóm, chủ nhà, đơn vị thi công, ban địa chính xây dựng phường, tổ dân phố) trước khi công trình khởi công để có thể dễ dàng kiểm tra lại các vấn đề (nếu có) phát sinh trước hay trong quá trình gia chủ thi công, tránh các rắc rối không đáng có.

Mặt khác, khi xây dựng, đơn vị thi công cần sử dụng các biện pháp an toàn cần thiết để tránh gây hư hại đến nhà và tài sản của các hộ lân cận và điều này cũng nên được ghi nhận trên hợp đồng để ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của thầu xây dựng hơn.

4.2 Đảm bảo các vấn đề về cách âm và chiếu sáng:

Bên cạnh việc đảm bảo đến an toàn và sinh hoạt cho các hộ gia đình sát vách, khi xây dựng nhà phố tại Hà Nội, gia chủ còn cần quan tâm đến các vấn đề về thiếu sáng do nhà phố thường nằm chen chúc giữa quá nhiều tòa nhà cao tầng, hay vấn đề về cách âm giữa nhà với nhà để đảm bảo được sự riêng tư trong không gian sống. Trên thực tế, vấn đề cách âm cũng là một trong những khó khăn thường thấy nhất của gia chủ khi xây nhà phố, tuy không thường được chú ý đến khi xây nhà, nhưng lại đặc biệt ảnh hưởng đến gia chủ sau khi công trình hoàn thiện và dọn vào sinh hoạt, nhất là đối với những ngôi nhà ở mặt tiền đường, vốn là nơi qua lại, lưu thông của rất nhiều phương tiện công cộng lẫn hàng quán xung quanh.

dam-bao-anh-sang-va-cach-am-cho-nha-pho-1684207261.png
Làm thế nào để vừa có thể bảo đảm được ánh sáng tự nhiên, sự thông thoáng đến cho tổ ấm nhưng lại vừa gìn giữ được sự riêng tư và nghỉ ngơi thoải mái của gia đình trước những ồn ào vội vã của đô thị luôn khiến gia chủ gặp nhiều khó khăn. (Hình ảnh công trình )

💡 <Giải pháp> Để bảo đảm được ánh sáng trong kiến trúc, đồng thời giảm thiểu tiếng ồn cho tổ ấm của mình khi xây dựng, chủ nhà có thể bàn bạc và thảo luận cụ thể với kiến trúc sư để lựa chọn các phương án thi công thích hợp nhất theo tình trạng nhà, đồng thời có thể tham khảo thêm một số bài viết từ chuyên gia Xây Tổ Ấm như dưới đây:

 

VỀ NỀN TẢNG XÂY TỔ ẤM CỦA MVC & CO

xaytoam.vn là nền tảng thông tin đồng hành cùng Chủ nhà trong quá trình lựa chọn Nhà thầu phù hợp xây nên ngôi nhà mơ ước. Xây Tổ Ấm là sản phẩm cốt lõi của Công ty TNHH MVC & CO - doanh nghiệp có vốn đầu tư từ tập đoàn Mitsui Nhật Bản, được ra đời từ sự thấu hiểu với những trăn trở, băn khoăn của gia chủ khi lựa chọn Nhà thầu uy tín.

Dịch vụ Xây Tổ Ấm cung cấp cho Chủ nhà bao gồm: 

  • Đề xuất 03 nhà thầu phù hợp kèm báo giá sơ bộ 
  • Lọc và lựa chọn đối tác yêu thích nhờ trực quan về các đánh giá, các đối tác, nhà thầu thiết kế, thi công
  • Lấy cảm hứng cho ngôi nhà trong mơ từ các công trình thực tế của đối tác
  • Dữ liệu đánh giá nhà thầu và công trình khách quan, thường xuyên cập nhật
  • Tiếp cận tư vấn từ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng của Xây Tổ Ấm dễ dàng, thuận tiện  
  • Tư vấn miễn phí từ chuyên gia phong cách chuẩn Nhật, hỗ trợ làm rõ nhu cầu và kiểm tra tiến độ xây dựng

Xây Tổ Ấm - GIẢI PHÁP LỰA CHỌN NHÀ THẦU LÝ TƯỞNG

  • Email: info@xaytoam.vn
  • Hotline: 024 7309 6896
  • Số điện thoại: (+84) 936 365 851
  • Địa chỉ: P903B, tòa Sun Red River, 23 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

 

** Ảnh bìa: Nhà thầu : Công ty CP tư vấn xây dựng HIVE Việt Nam. Công trình: Nhà anh Quyết Thạch Thất