Kiến thức chung
Đang cập nhật
19/06/2023
523 lượt xem
Quy trình và kinh nghiệm thi công xây dựng nhà phố cần biết trước khi xây

Bạn muốn xây nhà phố nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Bạn không biết mình cần phải chuẩn bị gì khi bắt tay vào quá trình thi công và xây dựng nhà phố? Bạn lo lắng mình không có đủ kiến thức và kinh nghiệm cho “công cuộc” xây nhà đầy phức tạp? Cùng xóa bỏ những hoang mang trước khi bước chân vào hành trình xây nhà cùng Xây Tổ Ấm bằng cách điểm lại một số thông tin cần biết về quy trình thi công và xây dựng nhà phố bài viết này nhé!

quy-trinh-xay-dung-thi-cong-nha-pho-1687164131.png

I. LÊN KẾ HOẠCH: 1~2 tháng

Một trong những điểm trọng yếu ngay từ khi chủ nhà có ý định xây dựng nhà phố là xác định được đúng tình trạng thực tế (nhà cửa, tài chính, thời gian thi công), các nhu cầu và mong muốn của bản thân và gia đình,

Một số công việc chính ở thời điểm này mà chủ nhà cần quan tâm có thể kể đến như:

1. Lên ý tưởng cho ngôi nhà mơ ước của gia đình:

Việc ghi nhận lại, xem xét kỹ lưỡng nhu cầu và mong muốn của bản thân, gia đình, không chỉ nên gói gọn trong các một vài tác động ngắn hạn ở thời điểm hiện tại mà còn nên xem xét thêm các yếu tố tương lai và điều kiện xung quanh.

Thông qua việc chia sẻ các ý tưởng cho tổ ấm, chủ nhà cũng có dễ dàng hơn trong việc đánh giá liệu các nhà thầu thiết kế và xây dựng có khả năng đề xuất và đáp ứng đúng mong muốn của mình hay không.

liet-ke-mong-muon-cho-to-am-1687164281.png
Liệt kê ra tất cả các ý tưởng, mong muốn cho ngôi nhà mơ ước cực kì quan trọng, vừa là “đề bài” cho các đơn vị thiết kế giải quyết, lại vừa là bản tiêu chí đánh giá khi công trình hoàn thành

Dưới đây là một vài gợi ý của Xây Tổ Ấm khi lên ý tưởng cho ngôi nhà mơ ước của mình:

  • Chủ đề cho nhà mới

(Ví dụ): Tôi muốn sống trong một ngôi nhà thoải mái với gia đình tràn ngập tiếng cười!

  • Yêu cầu phải đạt được khi xây dựng nhà

(Ví dụ): Đảm bảo tính riêng tư cho từng thành viên gia đình

(Ví dụ): Dễ bảo trì

(Ví dụ): Ít bị tác động bởi độ ẩm

  • Nhu cầu tương lai (Sau 10 năm, 20 năm...) 

(Ví dụ): Có thêm con

(Ví dụ): Tương lai sẽ cải tạo nâng tầng, hay để ô chờ lắp thêm thang máy

2. Lên Ngân sách & kế hoạch tài chính:

Chủ nhà cần xem xét lại các yếu tố như:

  • Tổng ngân sách cho cả quá trình,
  • Phân bổ nguồn tiền ( tiền tiết kiệm, mượn, vay vv…)
  • Phân bổ chi phí cho từng hạng mục, giai đoạn sao cho hợp lí.


Ở giai đoạn này, chủ nhà có thể tham khảo các công trình có quy mô tương tự ở cùng khu vực, đồng thời tham khảo thêm về tình hình thị trường, vật giá vật liệu xây dựng để có thêm cơ sở đưa ra các ước tính phù hợp hơn.

Ngoài ra, cần có khoản dự trù chi phí phát sinh thêm từ 10-30% để có thể xử lý tốt các tình huống phát sinh ngoài dự kiến.

3. Chọn ảnh bố cục & phong cách thiết kế:

Từ các nhu cầu và mong muốn được đặt ra ở phía trên cùng với tình hình thực tế, chủ nhà có thể phác họa sơ về bố cục nhà và phong cách thiết kế, chẳng hạn:

  • Số lượng phòng ốc,
  • Vị trí bố trí mỗi phòng trong nhà,
  • Các không gian thêm ngoài những phòng cơ bản như phòng gym, sân vườn, nhà kho hay gara xe hơi….
  • Phong cách chủ đạo: Hiện đại (Modern), Tân cổ điển (Neo-classic), Bắc Âu (Scandinavian), Đông Dương (Indochina) ….
phong-cach-thiet-ke-xta-1687165022.png
Một số phong cách thiết kế phổ biến hiện nay mà chủ nhà có thể tham khảo

4. Lên lịch trình dự kiến:

Chủ nhà cần xem xét nhiều yếu tố để có thể ấn định sơ lược về lịch trình dự kiến, ví dụ như:

  • Lịch làm việc: sắp xếp thời gian hợp lý, tránh thời gian làm việc bận rộn
  • Lịch sinh hoạt: lịch sinh em bé, thay đổi địa điểm sinh hoạt...
  • Các vấn đề liên quan đến Phong thủy như Tuổi tác, kiêng kị vvv....
  • Các yếu tố liên quan đến thời tiết như nắng, mưa, nồm

5. Khảo sát hiện trạng đất

Đối với các chủ nhà muốn xây dựng trên mảnh đất khác, trước khi mua đất, chủ nhà cần kiểm tra cẩn thận các vấn đề liên quan như:

  • Phong thủy, Địa, Hướng: khá phổ biến & quan trọng đối với người Việt Nam, nó liên quan đến sức khỏe, công việc làm ăn...
  • Giá cả, Tình trạng thị trường: tương lai khu vực đó có phát triển hay không, thời điểm mua có tốt hay không…
  • Đất có thuộc dự án Chính Phủ hay không, có liên quan các vấn đề quy hoạch hay không
  • Đất có đang gặp các vấn đề xấu như đang tranh chấp hay không
  • Quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.
mvc-khao-sat-dat-xay-dung-1687165074.jpg
Chuyên gia XTA khảo sát hiện trạng đất trước khi tư vấn và kết nối chủ nhà với nhà thầu.

Đối với các chủ nhà xây dựng trên đất hiện có, chủ nhà cần khảo sát lại tình trạng đất lịch sử xây dựng nhà cùng các vấn đề liên quan như vách chung với hàng xóm, hệ thống cấp thoát nước, quy hoạch đô thị tại nơi ở vv…

II. CHỌN NHÀ THẦU THIẾT KẾ: ~ 1 tháng

1. Tham khảo thông tin và portfolio/ các dự án trước đây:

Nhà thầu thiết kế vô cùng quan trọng trong quá trình xây nhà. Đây chính là người sẽ nhào nặn các mong muốn, ý tưởng của chủ nhà cùng các yếu tố kiến trúc chuyên môn để vẽ nên hình hài và cấu trúc chi tiết cho ngôi nhà. Vì thế, chủ nhà cần lựa chọn Kiến trúc sư, đơn vị thiết kế một cách hết sức cẩn trọng. Việc tham khảo thông tin và các dự án trước đây là hết sức quan trọng để có thể có cái nhìn chi tiết về năng lực và phong cách nhà thầu, liệu có phù hợp với bản thân hay không.

 

danh-gia-nha-thau-1687165458.png
Các đánh giá dựa trên dự án đã hoàn thành của Nhà thầu bao giờ cũng là nguồn dữ liệu vô cùng hữu ích cho các chủ nhà tương lai.

2. Chia sẻ thông tin cụ thể:

Khi trao đổi với đơn vị thiết kế, chủ nhà cần chia sẻ thật chi tiết về những thông tin đã ghi nhận ở giai đoạn Lên kế hoạch, từ tình trạng đất, nhà, tài chính và các nhu cầu thiết kế xây dựng đến cả các băn khoăn, thắc mắc, chẳng hạn như về vấn đề quy định xây dựng, phong thủy vv…. để được tư vấn, nhận báo giá và có các thảo luận nếu cần thiết.

Giai đoạn này sẽ giúp chủ nhà phần nào hiểu được và đánh giá sơ lược về cách thức làm việc, chăm sóc khách hàng từ đơn vị thiết kế.

3. Lựa chọn và kí hợp đồng thiết kế:

Trong cả quá trình lựa chọn, chỉ gặp 1-2 đơn vị thiết kế nhất định sẽ khó có cơ sở để chủ nhà so sánh, trong khi gặp quá nhiều đơn vị lại tốn quá nhiều thời gian và quá nhiều thông tin gây rối. Do đó, con số phù hợp mà chuyên gia Xây Tổ Ấm gợi ý cho các chủ nhà là 3 đơn vị thiết kế để gặp và trao đổi, lấy báo giá sau khi đã xem xét các yếu tố về thông tin, năng lực và phong cách từ trước.

Sau cùng, khi đã so sánh, lựa chọn và chốt được giá  cùng các yếu tố khác liên quan, chủ nhà sẽ kí kết hợp đồng và bắt đầu bước vào giai đoạn thiết kế.

III. THIẾT KẾ:    1~3 tháng

Đây là bước vô cùng quan trọng trong cả quy trình xây dựng. Bởi lẽ, bản vẽ sẽ là “kim chỉ nam” cho đơn vị thi công thực hiện, là “thước đo” để đánh giá và giám sát công trình, và quan trọng hơn hết, là một phần không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin giấy phép xây dựng.

Ở giai đoạn này, nhiệm vụ chính được đảm nhiệm bởi đơn vị thiết kế và chủ nhà sẽ đóng vai trò là người kiểm tra và bảo đảm ý tưởng và nhu cầu của mình được phản ánh chính xác và đầy đủ nhất trên bản vẽ. Chủ nhà có thể tham khảo một số điểm chính yếu cần thiết trong quá trình thực hiện thiết kế như sau:

1. Lên ý tưởng & kế hoạch:

  • Nghe Đơn vị thiết kế đề xuất một vài gợi ý, nội bộ gia đình thảo luận và thống nhất phong cách phù hợp.
  • Chia sẻ lần nữa nhu cầu và mong muốn chi tiết của gia đình với Đơn vị thiết kế, nhận bản vẽ layout, thảo luận và chỉnh sửa.
  • Xác nhận phương án lần cuối, thực hiện phối cảnh 3D mặt đứng và mặt cắt.
  • Chốt concept 3D cho thiết kế.

2. Thiết kế chi tiết:

  • Tham khảo & lựa chọn vật liệu, thiết bị với Đơn vị thiết kế
  • Áp dụng các phương án lựa chọn lên hình ảnh 3D để đánh giá, ước tính tổng kinh phí. Sau đó, có thể thay đổi loại vật liệu có phân khúc thấp hơn, hoặc tương tự rẻ hơn nhưng có thể giữ nguyên phong cách.
  • Đi tham quan một số showroom, cửa hàng để xem chất liệu thực tế
  • Xác nhận bản vẽ chi tiết kiến trúc, kết cấu, MEP, nội thất và nội thất 3D
  • Hoàn thiện & bàn giao Bản vẽ thiết kế,
  • Thanh toán
tham-quan-showroom-1687165522.jpg
Tham quan showroom, cửa hàng để xem chất liệu thực tế là một cách làm truyền thống nhưng lại khá hữu ích cho Chủ nhà trong việc cảm nhận và xác nhận vật liệu. Hình ảnh: MVC ghi nhận tại showroom của đối tác EUROTILE


👷 
Lời khuyên từ chuyên gia XTA:

  • Ở giai đoạn này, đôi khi chủ nhà sẽ cần bộ bản vẽ trước để nộp Giấy phép xây dựng. Vì vậy, sau khi xác nhận các kế hoạch tổng thể, chủ nhà có thể yêu cầu Đơn vị thiết kế gửi bộ bản vẽ để nộp hồ sơ rồi tiếp tục thực hiện các bản vẽ 3D, chi tiết  ...
  • Các mốc thiết kế và thanh toán phổ biến: 

cac-moc-thiet-ke-va-thanh-toan-pho-bien-1687165584.jpg

  • Đồ nội thất/vật dụng nên được xây dựng theo mô-đun để có thể dễ dàng thay thế sau này khi sử dụng và gặp sự cố.

3. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng

  • Đơn xin cấp phép xây dựng
  • Bộ bản vẽ (Mặt bằng, M&E) x 2 bản
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (bản sao sổ đỏ)
  • Bản vẽ & ảnh hiện trạng nhà , ảnh chụp nhà hàng xóm ( đối với trường hợp sửa chữa )
  • Phương thức thi công đảm bảo an toàn (trong 1 số trường hợp)


👷 
Lời khuyên từ chuyên gia XTA

- Đối với công việc xin giấy phép xây dựng: một số Nhà thầu xây nhà trọn gói, hoặc đơn vị thiết kế có thể đảm nhận, nhưng một số thì không, do đó, chủ nhà nên hỏi Nhà thầu ngay từ đầu & chuẩn bị.

- Tùy vào khu vực mà điều kiện và thời gian xin phép xây dựng có thể sẽ khác nhau. Để đảm bảo quá trình xây nhà diễn ra thuận lợi, Chủ Nhà hay Đơn vị thiết kế/ Nhà thầu nên liên hệ trực tiếp với Địa Chính Phường để nhận được tư vấn & hướng dẫn thủ tục tốt nhất.

IV. LỰA CHỌN THẦU XÂY DỰNG: ~1 tháng

Thi công xây dựng là giai đoạn tốn nhiều chi phí nhất trong cả quá trình. Do đó, làm thế nào để “chọn mặt gửi vàng” cũng là một trong những trăn trở thường trực.

Để kiểm tra và lựa chọn được một công ty/ đơn vị xây dựng phù hợp, có rất nhiều thông tin mà chủ nhà cần phải tham khảo và đánh giá. Bạn có thể tham khảo bài viết của XTA về Các thông tin cần kiểm tra trước khi lựa chọn nhà thầu xây dựng nhà phố tại đây, hoặc tham khảo một số điểm chính yếu như tại bài viết này

1. Khảo sát thị trường:

  • Khảo sát giá thị trường: tham khảo thông tin trên web, bạn bè, các cửa hàng, đại lý để nắm cơ bản về giá
  • Liên hệ ít nhất 3 Nhà thầu và lấy báo giá

2. So sánh & Lựa chọn

  • Chia sẻ bản vẽ thiết kế chi tiết, Dự toán khối lượng thi công
  • Kiểm tra thông tin Nhà thầu, kinh nghiệm, dự án tương tự…
  • So sánh báo giá & năng lực Nhà thầu
  • Chốt Nhà thầu và thương lượng, ký kết hợp đồng.


👷 
Lời khuyên từ chuyên gia XTA

Ở giai đoạn này, Chủ nhà nên cẩn thận về báo giá của Nhà thầu:

- Thật rõ ràng về Khối lượng, số lượng, quy cách vật liệu (một số vật liệu cần ghi rõ mã sản phẩm...) để tránh mâu thuẫn trong quá trình thi công & thanh toán.

- Mỗi nhà thầu có 1 mẫu báo giá với cách thể hiện khác nhau. Vì thế, thay vì so sánh tổng giá, chủ nhà hãy so sánh từng hạng mục trong báo giá với nhau để có thể đánh giá chính xác hơn.


V. THI CÔNG XÂY DỰNG
: 6~8 tháng

1. Giai đoạn kết cấu:

  • Chọn ngày tốt động thổ (Theo phong thủy)
  • Phá dỡ nhà hiện có nếu có, thăm hỏi hàng xóm, công an khu vực…
  • Công tác ép cọc, móng, khung, gạch công trình, M&E.....

mvc-kiem-tra-hoan-thanh-ep-coc-1687165627.png
Anh Ngọc Khang - KTS/Chuyên gia Xây Tổ Ấm trong quá trình kiểm tra hoàn thiện ép cọc ở giai đoạn 1 (Tháng 3, 2023)

2. Giai đoạn hoàn thiện:

  • Trần thạch cao, sơn tường, lót sàn
  • Cầu thang, cửa đi, cửa sổ, thiết bị...

mvc-khao-sat-giai-doan-hoan-thien-1687166105.png
MVC trong một buổi kiểm tra chất lượng công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện của đối tác. (Tháng 6 năm 2023)

3. Giai đoạn nội thất:

  • Quầy bếp, sofa, tủ, giường, rèm….
mvc-khao-sat-phan-noi-that-1687166133.png
MVC đánh giá mức độ hoàn thiện nội thất của đối tác. (Tháng 04. 2023)

4. Kiểm tra lần cuối với Nhà thầu, sửa lỗi & Bàn giao

Ở thời điểm này, chủ nhà cần kiểm tra lại kĩ càng một lần nữa xem công trình đã được thực hiện đúng với các yêu cầu, điều kiện trong hợp đồng đã kí kết chưa, có lỗi phát sinh nào không... để chắc chắn là ngôi nhà của mình sẽ được bàn giao ở trạng thái tốt nhất. Một số điểm cần kiểm tra lại có thể kể đến như: 

  • Kiểm tra chống thấm
  • Kiểm tra tường, trần, sàn
  • Kiểm tra các đồ nội thất và các thiết bị điện:

   + Kiểm tra chủng loại, màu sắc, số lượng, có bị hỏng hóc không

   + Kiểm tra vị trí đúng thiết kế, các đồ treo cần đủ vít, chắc chắn và cân bằng

   + Sử dụng thử đồ nội thất, đèn, ổ cắm, điều hòa và các thiết bị khác

kiem-tra-hoan-thien-gach-lat-1687166168.png
Các chuyên gia XTA kiểm tra và đánh giá mức độ hoàn thiện nhà trước khi bàn giao của các Nhà thầu. 

5. Thanh toán lần cuối & giữ tiền bảo hành

Chủ nhà nên giữ tiền bảo hành của Nhà thầu (thông thường 3% trong 1 năm) và thể hiện điều kiện này ngay trong Hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của mình.

👷 Lời khuyên từ chuyên gia XTA

- Chủ nhà nên thăm hỏi, thông báo trước kế hoạch xây nhà với hàng xóm

- Chủ nhà có thể tự mua một số vật liệu: gạch men, thiết bị: đèn chiếu sáng, đồ sứ…
Dù tự mua hay sử dụng các vật liệu, thiết bị do nhà thầu cung cấp, chủ nhà cũng nên thu thập tất cả mã nguyên liệu để tương lai, khi có sửa chữa, bảo dưỡng nhà đều có thể mua lại đúng sản phẩm hiện tại đang dùng.

- Chủ nhà nên kiểm tra từng bước một, tránh một số sai sót trọng yếu không thể sửa chữa được sau khi hoàn công và dọn vào sinh hoạt.

- Nếu không có thời gian và không đủ tin tưởng Nhà thầu, chủ nhà có thể sử dụng các dịch vụ giám sát do bên thứ 3 cung cấp. Khi kiểm tra, cần đảm bảo:

   + Nhà thầu lắp đúng các hạng mục để sau này sử dụng, khi gặp sự cố HO có thể thay thế, thay đổi dễ dàng. Vd: thay toàn bộ hệ thống dây điện trong tường...
   + Kiểm tra thông số kỹ thuật vật liệu trước khi cài đặt.  
   + Nhà thầu thi công tuân thủ nghiêm ngặt theo bản vẽ thiết kế.

- Nhà thầu nên có nhật ký công trường với ảnh, clip để ghi nhận & báo cáo cho chủ nhà.

- Nhà thầu phải bàn giao bản vẽ và tài liệu hoàn công cho Chủ nhà. Nhờ đó chủ nhà có thể biết rõ các hạng mục bên trong tường, dễ dàng cho công tác sửa chữa, cải tạo sau này.

VI. BẢO TRÌ VÀ BẢO HÀNH:

Trong thời gian sinh sống, ngôi nhà của bạn sẽ xảy ra một số sự cố và cần đến công tác bảo hành. Do đó, chủ nhà cần kiểm tra và đảm bảo các điều kiện và thông tin liên quan đến vấn đề bảo hành trên hợp đồng như: 

  • Xác nhận chính sách bảo trì thường xuyên
  • Xác nhận chính sách bảo hành


👷 
Lời khuyên từ chuyên gia XTA:

- Một số vấn đề cần bảo hành trong quá trình sinh hoạt thường thấy ở nhà phố có thể kể đến như:

  • Sự cố M&E: rò rỉ nước, rò rỉ đường ống, CB bị sự cố, cần điều chỉnh thiết bị chiếu sáng, cửa…
  • Xuất hiện các vết nứt. Tuy nhiên, có 2 loại vết nứt: Nứt mặt vữa: không nghiêm trọng và Nứt kết cấu: nguy hiểm và cần bảo hành gấp.


- Thời gian bảo hành tham khảo
cho chủ nhà:

  • Kết cấu:      3-5 năm,
  • Hoàn thiện & nội thất: 1 năm,
  • Thiết bị: tùy nhà sản xuất.

Kết luận:

Nhà là một “sản phẩm” được sử dụng thường xuyên, liên tục trong một khoảng thời gian rất dài, là nơi nghỉ ngơi và là chốn đi về của cả tổ ấm. Một không gian sống thoải mái, đúng gu và phù hợp với thói quen sinh hoạt là điều mà bất cứ chủ nhà nào cũng mong muốn có được khi xây nhà. Chính vì thế, bất kì giai đoạn nào của quá trình thi công và xây dựng nhà đều vô cùng quan trọng.     

Nếu bạn có bất kì thắc mắc hay khó khăn nào trong quá trình chinh phục ngôi nhà mơ ước, đừng ngần ngại liên hệ ngại với các chuyên gia Xây Tổ Ấm để nhận được hỗ trợ và tư vấn miễn phí, kịp thời.   

VỀ NỀN TẢNG XÂY TỔ ẤM CỦA MVC & CO

xaytoam.vn là nền tảng thông tin đồng hành cùng Chủ nhà trong quá trình lựa chọn Nhà thầu phù hợp xây nên ngôi nhà mơ ước. Xây Tổ Ấm là sản phẩm cốt lõi của Công ty TNHH MVC & CO - doanh nghiệp có vốn đầu tư từ tập đoàn Mitsui Nhật Bản, được ra đời từ sự thấu hiểu với những trăn trở, băn khoăn của gia chủ khi lựa chọn Nhà thầu uy tín.

Dịch vụ Xây Tổ Ấm cung cấp cho Chủ nhà bao gồm: 

  • Đề xuất 03 nhà thầu phù hợp kèm báo giá sơ bộ 
  • Lọc và lựa chọn đối tác yêu thích nhờ trực quan về các đánh giá, các đối tác, nhà thầu thiết kế, thi công
  • Lấy cảm hứng cho ngôi nhà trong mơ từ các công trình thực tế của đối tác
  • Dữ liệu đánh giá nhà thầu và công trình khách quan, thường xuyên cập nhật
  • Tiếp cận tư vấn từ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng của Xây Tổ Ấm dễ dàng, thuận tiện  
  • Tư vấn miễn phí từ chuyên gia phong cách chuẩn Nhật, hỗ trợ làm rõ nhu cầu và kiểm tra tiến độ xây dựng

Xây Tổ Ấm - GIẢI PHÁP LỰA CHỌN NHÀ THẦU LÝ TƯỞNG

  • Email: info@xaytoam.vn
  • Hotline: 024 7309 6896
  • Số điện thoại: (+84) 936 365 851
  • Địa chỉ: P903B, tòa Sun Red River, 23 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội