Kiến thức chung
Đang cập nhật
22/06/2022
322 lượt xem
Trồng cây trên mái: Giải pháp nào để chống thấm hiệu quả ?

Đô thị hóa khiến không gian sống ngày càng trở nên chật hẹp, số lượng những tòa nhà cao tầng gia tăng, san sát nhau thay thế dần cây xanh và thu hẹp đi không gian tự nhiên. Chính vì vậy, việc tận dụng tối đa không gian sống thiên nhiên đã trở lên rất cần thiết và giải pháp “Trồng cây trên mái” được xem như một giải pháp tối ưu được nhiều người ưa chuộng.

Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về ưu nhược điểm của việc trồng cây trên mái cũng như các phương thức chống thấm hiệu quả khi xây dựng. Bây giờ, hãy cùng chúng tôi xem thiết kế một ví dụ về vườn trên mái trước nhé. 

1-trong-cay-tren-mai-1655887145.jpg

Dự án trồng cây trên mái điển hình đầy ấn tượng tại Nha Trang của KTS Võ Trọng Nghĩa. 

Trên thực tế, Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới có gió mùa với ánh nắng chan hoà, lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao. Một số nơi gần chí tuyến hoặc vùng núi cao có tính chất khí hậu ôn đới. Đây đều là kiểu khí hậu rất thuận lợi cho nhiều cây cối phát triển và do đó cũng là cơ sở để giải pháp trồng cây trên mái được áp dụng dễ dàng hơn tại các không gian sống Việt Nam. 

2-mot-so-cach-thiet-ke-vuon-tren-mai-1655887189.png

Một số cách thiết kế và sắp xếp cây cối ở khu vườn trên mái. (Cre: Gardening Know how & Architectural Digest & Arch Daily)

Khi nói đến ý tưởng vườn trên mái, điều quan trọng là bạn phải có được sự kết hợp phù hợp của các loại vật liệu và cách trồng để tạo ra một không gian có thể thu hút sự quan tâm quanh năm. Mỗi ngôi nhà đều có không gian kiến trúc khác nhau và mục đích sử dụng của việc trồng cây trên mái cũng sẽ có đôi chỗ khác biệt, từ đó tác động không nhỏ đến việc thiết kế và sắp xếp công năng cây cối kết hợp đồ đạc ngoài trời.  Do đó, bạn cần phải chú ý với rất nhiều vấn đề riêng như gió mạnh hoặc môi trường mà cây cối được phơi bày có quá khắc nghiệt hay không, các hạn chế về trọng lượng, quy định an toàn và khả năng đưa vật liệu lên đỉnh của tòa nhà vv….

🗒 Ưu và nhược điểm của giải pháp trồng cây trên mái:

✅ Ưu điểm của trồng cây trên mái:

(1): Tối ưu hóa được không gian đô thị đang dần thu hẹp.

(2): Thảm thực vật được trồng trên mái hay sân thượng đóng vai trò là lớp cách nhiệt hiệu quả,  giúp làm mát các không gian bên dưới, ngăn cản bức xạ nhiệt và hạn chế co ngót trần bê tông của công trình.

(3): Hạn chế tiếng ồn, có thể hoạt động như một bức rào cản âm thanh, ngăn cản tiếng ồn tốt hơn so với những bức tường gạch, bê tông thông thường.

(4): Thanh lọc không khí giúp làm sạch không khí, thanh lọc một lượng khí độc hại, khí thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người.

(5): Mang lại nguồn cung cấp dinh dưỡng rau sạch tốt cho sức khỏe.

3-vuon-tren-mai-1655887218.png

Vườn trên mái không chỉ tăng tính thẩm mỹ và là nơi thư giãn lý tưởng cho gia đình mà còn có rất nhiều ưu điểm khác như cách nhiệt, hạn chế tiếng ồn, thanh lọc không khí…..Cre pic: Pinterest & Gardening Know How & Ikea.

❎ Nhược điểm của trồng cây trên mái:

(1): Hiện tượng thoát nước kém gây thấm, dột: Vấn đề này là do không có phương pháp trồng cây, kỹ thuật thi công hợp lí và trần nhà chống thấm không tốt.

4-chong-tham-cho-vuon-khong-tot-gay-tham-va-am-moc-1655887177.png

Chống thấm không tốt khiến tường trần ẩm, mốc, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ lẫn sức khỏe chủ nhà. Ảnh: Sưu tầm

(2): Lựa chọn những loại cây có rễ sâu, sau khi rễ cây phát triển ảnh hưởng đến kết cấu bê tông.

(3): Tính toán tải trọng không an toàn dẫn đến quá tải.

❓ Vậy, Xây dựng thi công vườn trên mái sao cho đúng để khắc phục các nhược điểm này, đặc biệt là chống thấm hiệu quả bề mặt bê tông? Cùng tham khảo các giải pháp đến từ chuyên gia của MVC nhé:

4 cách chống thấm trên sân thượng và vườn trên mái được áp dụng rộng rãi và hiệu quả: 

👉 Cách 1: Chống thấm bằng Water Seal DPC và vữa chống thấm 2 thành phần Sika

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt phải sạch

Bước 2: Xử lý sân thượng bằng vữa chống thấm 2 thành phần Sika.

  • Đầu tiên tạo một lớp vữa mỏng quét lên bề mặt sàn bê tông để lấp kín những vết rạn nứt. Đối với các vết nứt lớn cần đục thành hình chữ V sau đó sử dụng vữa rót tự chảy Sika GROUT hoặc AC GROUT để lấp đầy.
  • Tiếp đến, sử dụng vữa chống thấm 2 thành phần Sika để thi công

Bước 3: Xử lý chống thấm sân thượng bằng chất chống thấm Water Seal DPC.

  • Đợi 3-4 tiếng sau khi lớp vữa chống thấm khô, chúng ta sẽ phun dung dịch thẩm thấu Water Seal lên toàn bộ sàn bê tông và chân tường gạch sàn bê tông, đảm bảo ướt mặt sàn lên cao khoảng 15-20cm.

Sau khi xử lý chất chống thấm Water Seal DPC, để khô bề mặt thì tiến hành ngâm nước bảo dưỡng trong 24 giờ là có thể tiến hành nghiệm thu.

👉 Cách 2: Chống thấm sàn bê tông bằng nhựa đường

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Bước 2: Quét nhựa đường.

  • Đun sôi nhựa đường và quét lên toàn bộ bề mặt bằng con lăn. Có pha thêm chút lượng dầu DO vào nhựa đường cho loãng để thẩm thấu vào bê tông dễ dàng hơn.
  • Nên thực hiện vào buổi trưa thời tiết nắng gắt sẽ phát huy tối đa hiệu quả. Tránh thời tiết mưa.

Bước 3: Quét lớp vữa bảo vệ.

  • Sau khi nhựa đường để khô từ 2-3 ngày nắng, tiến hành phủ 1 lớp vữa bảo vệ xi măng để khô và tiến hành bảo dưỡng bề mặt tối thiểu 7 ngày trước khi thực hiện thi công vườn trên mái.

👉 Cách 3: Chống thấm bằng màng chống thấm nguội hoặc khò nóng

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Bước 2: Thi công sơn lót gốc Bitum.

  • Sử dụng lu lăn sơn thi công lớp sơn lót gốc Bitum với định mức 6-8m2/lít.
  • Chỉ nên quét lớp sơn lót cho phần diện tích thi công trong ngày.
  • Thi công lớp chống thấm ngay khi lớp lót khô mặt.

Bước 3: Thi công chống thấm bằng màng chống thấm.

  • Sử dụng máy khò bằng gas đốt nóng bề mặt thi công và khò mặt dưới màng chống thấm rồi dán nhanh phần màng đã được khò nóng xuống bề mặt sàn.
  • Dùng con lăn cao su để ép chặt phần màng ở khu vực đã khò. Lăn từ giữa ra hướng 2 mép của màng chống thấm để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh được hiện tượng bọt khí bị nhốt lại trên bề mặt.
  • Nếu có hiện tượng bong bóng xuất hiện vài chỗ sau khi thi công, đâm thủng khu vực đó bằng vật bén nhọn, lỗ thủng này sẽ tự động hàn kín trong quá trình làm phẳng hoàn thiện.
  • Ở khu vực có mạch ngừng bê tông hoặc khe xây dựng nên thi công gia cố them một lớp bằng cách cắt một dải mảng nhỏ và dán dính vào cả hai bên khe. Chiều rộng của dải gia cố này phải đủ để chồng mép ít nhất 10cm vào hai bên khe.
  • Màng chống thấm phải được khò dính toàn diện bề mặt vào kết cấu cho mặt ngang lẫn mặt đứng, giáp mí 8cm theo chiều dọc và 12cm tại điểm đầu của cuộn.

Bước 4: Quét lớp vữa bảo vệ và tiến hành bảo dưỡng bề mặt tối thiểu 7 ngày

👉 Cách 4: Xử lý hệ thống thoát nước của vườn trên mái

Bước 1: Láng lớp vữa bảo vệ lớp chống thấm.

  • Lớp vữa dày 1.5-2cm phủ toàn bộ bề mặt lớp chống thấm để bảo vệ chống thủng cho lớp chống thấm trong quá trình thi công các lớp tiếp theo.

Bước 2: Lắp đặt tấm thoát nước GrasCell.

 Tấm thoát nước GrasCell có kích thước 50x50cm là sản phẩm chuyên dụng để thoát nước cho vườn trên mái của Singapore với các đặc tính nổi trội như:

  • Được thiết kế và sản xuất bằng nhựa tái chế cao cấp.
  • Có chứa chất chống tia UV giúp tăng tuổi thọ cho sản phẩm khi ở ngoài trời.
  • Có các khoảng rỗng ở cả phương ngang và phương dọc lên đến 95% giúp khi tưới cây hay khi mưa xuống thì nước có thể thoát ra hố thu một cách dễ dàng mà không bị giữ lại trên mái, từ đó giảm khả năng ngấm cho trần nhà.
  • Được thiết kế các khóa âm dương đảm bảo liên kết chặt chẽ, nhưng thi công lắp đặt lại rất dễ dàng và đơn giản.
  • Với khả năng chịu được tải trọng lên đến 130 tấn/m2.
  • Tùy theo quy mô của vườn có thể lựa chọn tấm thoát nước GrasCell có chiều cao 2cm, 3cm và 5cm.
5-lap-dat-tam-thoat-nuoc-grass-cell-1655887266.jpg
                                                                                           Ảnh: Sưu tầm

Bước 3: Trải lớp vải địa kỹ thuật.

  • Đây là lớp vật liệu không dệt có khả năng chịu kéo, độ bền cao, tốc độ thấm nước nhanh, được dùng để ngăn lớp đất phía trên không bị rơi xuống tấm thoát nước, làm tắc hệ thống thoát nước.
  • Khi thi công trải các đợt cần chồng lên nhau tối thiểu 10cm, dán tất cả và định vị bằng keo Dog. Phải trải cả lên tấm thoát nước chân tường, chiều cao bằng chiều dày lớp đất trồng cây.
6-trai-lop-vai-dia-ky-thuat-chong-tham-1655886202.jpg
                                                                                          Ảnh: Sưu tầm

Bước 4: Đổ lớp cát vàng với độ dày khoảng 10cm hỗ trợ vải địa để tăng tác dụng lọc nước và giữ ấm cho đất trồng

Bước 5: Đất trồng cây.

  • Lớp đất có thể dùng đất nhẹ từ các thành phần của tro bụi núi lửa trộn thêm dinh dưỡng hoặc đất hữu cơ trộn tro trấu, xơ dừa đảm bảo nhẹ, đủ dinh dưỡng và tơi xốp, thông thoáng cho cây.
  • Tùy theo từng loại cây mà quyết định chiều dày của lớp đất.

Bước 6: Hệ thống tưới.

  • Tùy theo hình thức vườn, loại cây trồng và mức đầu tư mà lựa chọn hệ thống tưới là nhỏ giọt hay phun mưa hoặc kết hợp hai loại này.

7-he-thong-tuoi-1655885869.JPG

(Cre pic: Palm.vn)

Kết luận: Với tốc độ phát triển đô thị nhanh như hiện nay, trong tương lai, quy mô trồng cây trên mái sẽ còn phát triển xa hơn nữa trên khắp Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung. Tổ ấm của bạn không có gì tuyệt vời hơn nếu như trong nhà có được một khoảng không gian xanh tươi mát, cho bạn và người thân cùng tận hưởng những phút giây thư giãn sau những ngày làm việc vất vả, cảm giác tự tay chăm sóc những cây trồng. 

Hi vọng, những chia sẻ của chúng tôi ở bài viết cũng phần nào giúp được các bạn có được những hiểu biết thêm cho khu vườn trên sân thượng của mình. Nếu bạn muốn được tư vấn để xây dựng vườn trên mái, hay đơn giản là muốn biết thêm nhiều chi tiết hơn về loại hình này, đừng ngần ngại liên hệ ngay với team MVC và Xây tổ ấm theo thông tin bên dưới nhé. 

Hotline: 02473096896
Email: info@xaytoam.vn
Facebook: https://www.facebook.com/xaytoammvc 
Youtube: Xây tổ ấm cùng MVC & CO

logo-xaytoam-01-1655804853.png

 

 

 

 

Tư liệu tham khảo: dezeen.com, palm-landscape.com, sanvuonadong.vn, homesandgardens.com
Cre Feature Pic: architecturaldigest.com